Trả lời câu hỏi trang 42 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống - Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Câu hỏi: Kể tên một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại
Trả lời: Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:
- Chữ viết: Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã khắc chữ trên mai rua, xương thủ, gọi là giáp cốt văn.
- Văn học: Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chinh lí. Nhiều bài thơ trong đó là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca Trung Quốc giai đoạn sau, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến văn học của các nước khác, trong đó có Việt Nam.
- Thời cổ đại, xuất hiện nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, tiêu biểu là Khổng Tử và Lão Từ.
- Sử học: Người Trung Quốc xưa rất có ý thức về việc chép sử. Những bộ sử tiêu biểu như Sử kí củaTư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố,...
- Tính lịch: Người Trung Quốc cũng đã phát minh ra một loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch mà cho đến ngày nay vẫn ảnh hưởng đến cách tính thời gian của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
- Khoa học-kỹ thuật: Thế kỉ II TCN, họ đã phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất thế giới (gọi là địa động nghi). Đặc biệt, nguời Trung Quốc cổ đại đã đặt nền tảng cho bốn phát minh quan trọng về mặt kỹ thuật, đó là giấy, thuốc nổ, la bàn và kỹ thuật in sau này.
- Y học: Bộ Hoàng đế nội kinh của Hoa Đà (một trong “tứ đại danh y của Trung Quốc) được coi là sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa, Hoa Đà cũng nguời đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê.
- Các triều đại từ Tần đến Tuỳ đều chú trọng xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ: Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn,...
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK