1. Quan sát và cho biết hai hình dưới đây có điểm gì khác nhau. Vì sao có sự khác nhau đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường sống của thực vật và động vật tiếp tục bị tàn phá?
2. Những việc làm trong từng hình sau có tác hại gì đối với môi trường sống của thực vật và động vật?
1. Quan sát và cho biết hai hình dưới đây có điểm gì khác nhau. Vì sao có sự khác nhau đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường sống của thực vật và động vật tiếp tục bị tàn phá?
- Cùng một nơi nhưng cây và con vật có sự khác nhau.
+ Hình 1- cây, cỏ, hoa lá tươi tốt, nhiều con vật.
+ Hình 2 - cây, cỏ bắt đầu héo, các con vật không còn, có nhiều rác như chai, lọ,…
- Hai bức tranh có sự khác nhau do con người xả rác ra môi trường.
- Nếu môi trường sống của thực vật và động vật tiếp tục bị tàn phá thì: thực vật sẽ héo khô, động vật sẽ không còn thức ăn và nơi sống dẫn đến số lượng thực vật và động vật sẽ bị giảm sút, thậm chí có thể biến mất.
2. Những việc làm trong từng hình sau có tác hại gì đối với môi trường sống của thực vật và động vật?
- Hình 3: xả nhiều rác và xả bừa bãi gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Làm mất nơi ở của sinh vật.
- Hình 4: chặt phá rừng làm mất rừng, chết cây, mất nơi ở của các con vật.
- Hình 5: sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu có thể gây chết động vật, thực vật, ô nhiêm môi trường sống của động vật, thực vật.
- Hình 6: thải nước bẩn ra môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, giấy màu và bản đồ Việt Nam để học tốt môn này.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tự nhiên và Xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và cộng đồng gần gũi xung quanh. Do đó, phương pháp thực hiện chương trình môn học là: khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.
Nguồn : gesd.edu.vnLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK