Hãy quan sát hình và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nói tên và ý nghĩa của các biển báo giao thông.
2. Chỉ những biển báo giống nhau về hình dạng và màu sắc.
3. Phân loại các biển báo giao thông dưới đây vào nhóm: biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm.
Em quan sát kĩ các hình và thực hiện yêu cầu của đề bài.
1. Tên và ý nghĩa của các biển báo:
- Hình 1:
+ Tên: Biển báo cấm xe đạp
+ Ý nghĩa: cấm xe đạp đi vào con đường có biển đó.
- Hình 2:
+ Tên: Biển báo cấm ô tô
+ Ý nghĩa: cấm xe ô tô đi vào con đường có biển đó
- Hình 3:
+ Tên: Biển báo công trường đang thi công.
+ Ý nghĩa: cảnh báo nơi đặt biển có công trường đang thi công, nguy hiểm
- Hình 4:
+Tên: Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn.
+ Ý nghĩa: cảnh báo nơi đặt biển đó có đường giao với đường sắt.
- Hình 5:
+ Tên: Biển chỉ dẫn cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ
+ Ý nghĩa: Hướng dẫn, thông báo cho người đi đường biết đó là cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ
- Hình 6:
+ Tên: Biển chỉ dẫn nơi đỗ xe dành cho người tàn tật
+ Ý nghĩa: Hướng dẫn, thông báo cho mọi người biết đó là nơi đỗ xe dành cho người tàn tật.
2.
- Biển báo số 1 và số 2 giống nhau về hình dạng và màu sắc
- Biển báo số 3 và số 4 giống nhau về hình dáng và màu sắc
- Biển báo số 5 và số 6 giống nhau về hình dáng và màu sắc.
3.
- Biển báo chỉ dẫn: biển báo số 5 và số 6
- Biển bảo cấm: biển báo số 1 và số 2
- Biển báo nguy hiểm: biển báo số 3 và số 4
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, giấy màu và bản đồ Việt Nam để học tốt môn này.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tự nhiên và Xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và cộng đồng gần gũi xung quanh. Do đó, phương pháp thực hiện chương trình môn học là: khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.
Nguồn : gesd.edu.vnLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK