Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy:
- Kể tóm tắt về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
- Kể câu chuyện về một nhân vật có đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
- Đọc kỹ phần 2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (SGK trang 47)
- Chỉ ra câu chuyện về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và một nhân vật có đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
- Qua thông tin đọc được, em có thể tóm tắt về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 như sau:
+ Năm 1287 – 1288, vua Nguyên tiếp tục cho quân xâm lược nước ta, dù chiếm được Thăng Long nhưng vẫn phải rút quân về nước theo đường thuỷ, bộ
+ Nhân cơ hội đó, nhà Trần đã bố trí trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chặn giặc
+ Khi đoàn thuyền giặc rút gần đến cửa sông thì bất ngờ bị tấn công buộc phải rút lui theo đường dẫn ra bãi cọc, quân nhà Trần giả thua bỏ chạy để giặc đuổi theo lọt vào trận địa mai phục của ta
+ Thuyền giặc vướng vào cọc bị vỡ, đắm rất nhiều, quân Trần giành thắng lợi
- Câu chuyện về Trần Quốc Toản có đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
+ Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau khi đánh thắng giặc Nguyên lần thứ nhất, nhà vua mở hội nghị Bình Than để bàn kế sách. Biết tin, Trần Quốc Toản đến xin dự, dù còn nhỏ tuổi nhưng có chí khí, vua đã khen và thưởng cho quả cam. Tuy nhiên Trần Quốc Toản đã vô ý bóp quả cam trong tay vì căm giận quân giặc mà lại không được dự họp. Sau đó, Trần Quốc Toản tập hợp mọi người luyện tập, rèn vũ khí, tham gia nhiều trận đánh lớn và hy sinh khi mới 18 tuổi
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK