Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Chỉ ra và nêu tác dụng của phép ẩn dụ trong câu thơ sau. "Thuyền về có nhớ bến chăng...
Câu hỏi :

Chỉ ra và nêu tác dụng của phép ẩn dụ trong câu thơ sau.

"Thuyền về có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

Lời giải 1 :

`-` BPTT ẩn dụ : ''bến" và "thuyền''

`->` Tác dụng :

`-` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

`-` Làm cho câu thơ thêm sinh động giàu hình ảnh hơn.

`-` Để người đọc cảm nhận rõ niềm thương nỗi nhớ, sự thủy chung của hình ảnh người con gái, đợi người con trai với một tấm lòng thủy chung, không đổi thay vẫn đợi người con trai trở về. (trong hình ảnh  khăng khăng đợi thuyền)

 

Lời giải 2 :

 "Thuyền về có nhớ bến chăng 

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

`=>` BPTT : Ẩn dụ

`-` "Thuyền " : ẩn dụ chỉ người con trai

`-` "Bến" : ẩn dụ chỉ người con gái

`=>` Tác dụng : Làm cho câu thơ thêm sức gợi hình, gợi cảm, thêm lôi cuốn người đọc người nghe. Từ đó tác giả đã giúp nhân vật trữ tình gửi gắm tình cảm với nhau, giúp cho ta thêm phần khâm phục tình cảm thủy chung của người con gái.

_______________________________________________________________________________

`@` Biện pháp tu từ ẩn dụ : Là biện pháp tu từ có tính chất so sánh ngầm, thường gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!~

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK