Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dướiĐọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc , vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
( Đỗ Quang Huỳnh )
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Nêu đặc điểm của thể thơ đó ?
Câu 2: Đối tượng trữ tình trong bài thơ là gì ?
Câu 3: Dòng thơ : “ Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim” sử dụng biện pháp tu từ gì ?
Câu 4: Nêu nội dung chính của bài thơ ?
Câu 5: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ :
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Câu 6: Cảnh tháng giêng- tháng đầu tiên của mua xuân trong bìa thơ trên của tác giả có rất nhiều hình ảnh đặc sắc. Còn cảnh mùa xuân trong cảm nhận của em là gì ? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân của riêng em ?
Câu `1.`
`->` Bài thơ được viết theo thể thơ : lục bát
`->` Đặc điểm về thể thơ lục bát :
`+` Là thể thơ gồm `2` câu, một câu gồm `6` chữ (câu lục) và một câu gồm `8` chữ (câu bát), tạo nên sự vần nhịp đối với âm điệu trong bài thơ với độc giả
`+` (Thêm ý) Cách gieo vần trong thể lục bát gồm `2` thành phần dấu cơ bản là "thanh và trắc", yêu cầu tiếng cuối cùng của câu lục phải vần nhịp với tiếng số `6` của câu bát, cứ tiếp tục như thế, tiếng cuối cùng của câu bát vần nhịp với âm điệu của tiếng cuối cùng của câu lục tiếp theo
Câu `2.`
`->` Đối tượng trữ tình trong bài thơ là : tháng giêng (cùng một số sự vật cảnh vật khác như : đồng làng, mầm cây, vườn, hạt mưa,...)
Câu `3.`
`-` Dòng thơ : "Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim” sử dụng BPTT nhân hóa qua hình ảnh, hoạt động "tỉnh giấc"
`->` Tác dụng :
`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
`+` Thể hiện nét đẹp sống động, gợi tả của các sự vật thiên nhiên như "mầm cây, vườn" hòa lẫn cùng tiếng chim, đồng thời cũng khắc họa nên vẻ đẹp đầy mơ mộng, "xuân xanh" của các quang cảnh, cảnh vật trong tháng giêng
Câu `4.`
`->` Nội dung chính của bài thơ : Nhằm miêu tả, khắc họa nét hài hòa, ngọt ngào, tràn đầy năng lượng và đẹp đẽ của các sự vật, hiện tượng thiên nhiên, quang cảnh vườn quê như "đồng làng, mầm cây, vườn, hạt mưa, cây đào, quất,..." hòa lẫn niềm vui sâu sắc của tác giả khi chào đón tháng giêng đến.
Câu `5.`
"Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười."
`-` BPTT được sử dụng trong câu thơ trên là : nhân hóa
`->` Tác dụng :
`+` Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính sinh động của các sự vật, hiện tượng thiên nhiên như "hạt mưa, cây đào" trong câu thơ
`+` Thể hiện nét đẹp tinh nghịch, tràn đầy sức sống của "hạt mưa và cây đào" vào những ngày tháng giêng đến
Câu `6.`
Bài làm :
Mùa xuân đến một cách chậm rãi, thơ thẩn và mộng mơ trong tâm trí non nớt của tôi, thường hay được người lớn ví von gọi thân thuộc bằng cụm từ "tháng giêng đến". Xuân rất đẹp, nó tràn vào tâm hồn tôi những cảm xúc nao nức đến khó tả. Có những buổi sáng đầu xuân man mát chan hòa từng nụ gió bình dị, gần gũi. Ven con sông làng gợn nước in đậm bóng hình nét nhẹ nhàng, ấm áp của tia nắng xuân tinh anh. Đàn chim líu lo đậu bên tổ nhỏ trên mỗi hàng cây vườn nhà tôi. Lúa đòng trổ bông, thoang thoảng mùi hương thơm ngát nồng nàn. Xuân đến như bao niềm vui nho nhỏ đón chào cuộc sống, nó đẹp đẽ và nhẹ nhàng, "xuân xanh" tựa như cái tên trong trẻo ấy của nó. Điều đặc biệt là những nhành đào đỏ thắm, những thân cây trong vườn nhà tôi đâm chồi nảy lội, sai trĩu quả đến vui sướng. Bầu trời cao vời vợi như cũng chào mừng xuân đến. Tôi yêu xuân vì niềm vui gợi tả và những hình ảnh, quang cảnh, sự vật mà nó mang lại tác động đến xúc giác nhạy cảm của tôi đến nhường nào!
`***` 𝗵𝗮𝗿𝘂𝗴𝘂𝗰𝗵𝗶
Trả lời:
Câu 1:
- Bài thơ viết theo thể thơ: Lục bát.
- Đặc điểm:
+ Thể thơ lục bát gồm các câu thơ xen kẽ, một câu sáu chữ (lục) và một câu tám chữ (bát).
+ Vần điệu: Vần chân của câu sáu chữ sẽ là vần lưng của câu tám chữ kế tiếp và vần chân của câu tám chữ sẽ là vần chân của câu sáu chữ tiếp theo.
Câu 2:
- Đối tượng trữ tình trong bài thơ là cảnh đồng làng và thiên nhiên vào tháng Giêng, khi mùa xuân bắt đầu. Nhà thơ đã tập trung miêu tả những hình ảnh tươi đẹp, sinh động của mùa xuân, từ đó gợi lên những cảm xúc tinh tế, sâu lắng.
Câu 3:
- Dòng thơ "Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim" sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, biến mầm cây như có sự sống, tỉnh giấc và làm cho khu vườn trở nên sống động hơn với tiếng chim.
Câu 4:
Nội dung chính: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân, đặc biệt là tháng Giêng, khi thiên nhiên tỉnh giấc sau mùa đông, cây cối đâm chồi nảy lộc và muôn loài chim ca hót. Tác giả thể hiện sự yêu mến và cảm xúc ngọt ngào, hân hoan trước vẻ đẹp thanh bình của mùa xuân. Qua đó, bài thơ gợi lên niềm vui, sự phấn khởi và lòng yêu thiên nhiên của con người.
Câu 5:
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa:
- Tác dụng:
+ "Hạt mưa mải miết trốn tìm" sử dụng biện pháp nhân hóa, gán hành động "trốn tìm" vốn thuộc về con người cho "hạt mưa", tạo cảm giác vui tươi và sống động.
+ "Cây đào trước cửa lim dim mắt cười" cũng sử dụng biện pháp nhân hóa, khi cây đào được gán hành động "lim dim mắt cười" như con người, làm cho hình ảnh cây đào trở nên thân thiện và dễ thương.
Câu 6:
Mùa xuân đến, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa lá đua nhau khoe sắc. Hoa mai vàng rực rỡ như những ngôi sao nhỏ tô điểm cho không gian. Khi mùa xuân về, cả không gian như khoác lên mình một tấm áo mới, rực rỡ và tươi tắn. Những chồi non xanh mơn mởn bắt đầu nảy lộc, hoa đào, hoa mai khoe sắc thắm, tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm phần sống động. Tiếng chim hót vang lừng, gió xuân nhè nhẹ thổi, tất cả tạo nên một bản hòa ca tuyệt diệu của đất trời. Mùa xuân còn là mùa của sum họp gia đình, khi mọi người cùng nhau chào đón năm mới, trao nhau những lời chúc tốt đẹp. Đối với em, mùa xuân không chỉ là thời điểm của sự đổi mới và phát triển, mà còn là mùa của tình yêu thương và hy vọng. Mọi người trong gia đình sum họp, chia sẻ những khoảnh khắc ấm áp bên nhau, cùng nhau chào đón một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thịnh vượng. Cảnh mùa xuân trong lòng em thật đẹp và ngọt ngào, gợi lên những kỷ niệm đẹp và niềm tin vào tương lai tươi sáng.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2024 Giai BT SGK