Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (1) Có lẽ đã lâu lắm rồi tôi...
Câu hỏi :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
(1) Có lẽ đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. 
(2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”.
(Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015)


Câu 1) Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn thứ nhất và gọi tên thành phần biệt lập đó
Câu 2)Xác định một phép liên kết trong đoạn văn thứ 2, chỉ rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
Câu 3) Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam? 
Câu 4)Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay và theo em cần phải hát quốc ca như thế nào?(trình bày bằng 5-7 câu)

Lời giải 1 :

𝚁𝚞𝚋𝚢

Câu `1:`

`-` Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái: Có lẽ

`=>` Thể hiện sự thái độ không chắc chắn, tin tưởng thấp của tác giả.

Câu `2:` `(1)` Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. `(2)` Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. `(3)`Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. `(4)` Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi `(5)` “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? `(6)` Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”.

`-` Phép liên kết:

`+` Phép lặp:

`@` ''hát'' ở câu `(1)` được lặp lại ở câu `(2)` và câu `(6_`

`@` ''hát quốc ca'' ở câu `(1)` được lặp lại ở câu `(6)`

`+` Phép thế: ''niềm tự hào và tình yêu thương'' ở câu `(3)` thay thế cho ''một cảm xúc mãnh liệt'' ở câu `(2)`

Câu `3:`

`-` Tác giả đã có một cảm xúc mãnh liệt, niềm tự hào và tình yêu khi hát quốc ca Việt Nam.

`@` Dẫn chứng: ''Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước.''

Câu `5:` 

    Hát quốc ca là một trong những hành động thể hiện sự tôn trọng, sự biết ơn với đất nước, với công lao của cha ông, là hành động thể hiện tình yêu nước tha thiết. Ấy vậy mà hiện nay, các bạn học sinh trong nhà trường thường không coi trọng việc hát quốc ca. Các bạn hát rất bé hoặc không hát, thậm chí còn đùa nghịch trong lúc hát quốc ca. Chính những điều ấy dường như đã làm mất đi thời khắc thiêng liêng, sự nghiêm trang của việc hát quốc ca cũng là thể hiện cho sự thiếu tôn trọng, thiếu hiểu biết của các bạn học sinh. Đây là một điều đáng buồn! Theo em, khi hát quốc ca, mỗi người chúng ta cần đứng nghiêm chỉnh, không đùa cợt hay cười đùa mà cần nghiêm túc, hát to và rõ ràng, thể hiện được khí thế của bài quốc ca. 

Lời giải 2 :

`Câu 1:`

`@` Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn thứ nhất và gọi tên thành phần biệt lập đó :

`-` Thành phần biệt lập tình thái : Có lẽ

`Câu 2 :`

`@` Xác định một phép liên kết trong đoạn văn thứ 2, chỉ rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó :

`-` Phép liên kết :

`+` Phép lặp : Hát quốc ca

`Câu 3 :

`@` Tác giả đã có những cảm xúc khi hát quốc ca Việt Nam :

`+` Khi hát lại quốc ca Việt Nam , trong tác giả lại dâng trào lên một cảm xúc mạnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. 

`Câu 4 :`Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay và theo em cần phải hát quốc ca như thế nào?(trình bày bằng 5-7 câu)

`@` Quốc ca là bài hát chính thức của Việt Nam ta,nó được dùng trong các nghi lễ trọng thể ,trong đó có ở giờ chào cờ ở thứ hai hàng tuần trong trường học. Bài hát quốc ca của Việt Nam là biểu tượng thiêng liêng, tượng trưng cho truyền thống yêu nước,gợi lòng yêu nước và truyền thống bất khuất đấu tranh kiên của dân tộc. Mặc dù bài hát này có ý nghĩa lớn lao như vậy nhưng hiện nay trong trường học,thực trạng hát quốc ca của của bạn học sinh còn chưa tốt,chưa nghiêm túc và nêu cao giá trị của bài hát quốc ca. Các bạn dù đã đứng trong hàng ngũ nhưng tay chân vẫn còn ngọ nguậy,thiếu nghiêm chỉnh,còn nhiều tiếng cười đùa,nói chuyện với nhau. Thậm chí khi bắt đầu bài hát mà nhiều bạn vẫn không chịu hát hoặc hát rất nhỏ,hát cho có lệ,hát bị rờI rạc,không khớp với nhạc. Điều đó khiến buổi hát quốc ca trở nên mất trật tự,thiếu sự trang nghiêm ,sự khí thế ,nghiêm túc. Ngược lại với những hành động trên,vẫn có nhiều bạn thực hiện hát quốc ca rất tốt,to và rõ ràng,rất đáng để tuyên dương và khen ngợi. Theo em,chúng ta cần phải hát quốc ca như những bạn học sinh này,cần hát to ,rõ ràng,khớp với lời và nhạc của bài ,hát một cách nghiêm túc với chất giọng hào hùng ,khí thế,không ê a và có sự tôn trọng đối với buổi hát quốc ca này. Mỗi học sinh chúng ta -mỗi người con của dân tộc Việt Nam ,hãy rèn luyện cho mình lối hát quốc ca trong nhà trường một cách đúng đắn,thiết thực để khơi gợi trong mình lòng yeu nước ,ái quốc ,lòng tự hào dân tộc.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK