Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái...
Câu hỏi :

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:

"Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

image

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể ch

Lời giải 1 :

𝚁𝚞𝚋𝚢

Câu `1:`

`-` Thể loại: Truyện ngụ ngôn

Câu `2:`

`-` Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

`-` Dấu hiệu nhận biết:

`+` Người kể không xưng danh

`+` Biết và kể hết toàn bộ nhân vật, sự việc diễn ra.

`+` Giấu mình đi xuyên suốt câu chuyện.

`-` Tác dụng của ngôi kể thứ ba:

`+` Mang đến cái nhìn khách quan, toàn diện và rõ ràng nhất cho câu chuyện. Hầu như sẽ không có sự nhìn nhận và đánh giá từ một chiều, phiến diện.

`+` Truyện sẽ được kể một cách linh hoạt, khéo léo không bị bó buộc vào một khuôn khổ nhất định và thông điệp lẫn bài học được thể hiện rõ ràng.

`+` Giúp truyện trở nên chân thật hơn với người đọc.

`+` Giúp cho thông điệp và bài học được gửi gắm đến người đọc trở nên chân thật và dễ dàng hơn.

Câu `3:`

`-` Nghệ thuật: Nhân hóa `(` Ốc sen con và ốc sen mẹ mang những đặc điểm của của loài vật nhưng lại có thể trò chuyện, bày tỏ cảm xúc, hành động như con người `)`

`=>` Tác dụng: Khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, nhân vật trong chuyện cũng trở nên sinh động, gần gũi hơn đối với đọc giả. Hơn nữa, khiến những bài học được tác giả gửi gắm sẽ truyền tới bạn đọc một cách nhẹ nhàng hơn, người đọc dễ dàng tiếp nhận bài đọc hơn. Qua đó, cũng thể hiện được tài năng sáng tác của tác giả.

Câu `4:`

`-` Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì Ốc sên con nghĩ em gin đất sẽ được lòng đất bảo vệ. chị sâu róm được bầu trời bảo vệ còn Ốc sên con và mẹ lại chẳng có bầu trời hay lòng đất bảo vệ, che chở.

`@` Dẫn chứng: ''Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".''

Câu `5:` 

`-` Qua lời ốc sên mẹ an ủi con, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp:

`+` Trên thế gian này, chúng ta là những cá thể khác biệt, mang trong mình những đặc điểm riêng không hề trộn lẫn và cũng sẽ chẳng  có ai giống ai vậy nên hãy luôn yêu thương và trân trọng chính bản thân, xin đừng muốn bản thân phải giống bất cứ ai khác.

`+` Chúng ta nên tự dựa vào chính bản thân mình, đứng vững trên đôi chân mình, đứng vững và bước tiếp bằng sức lực và sự cố gắng lẫn tài năng của bản thân chứ đừng nên hi vọng, chờ đợi, ý lại và dựa dẫm vào bất cứ điều gì khác.

Lời giải 2 :

`@Umii`

`1.` Theo em "Câu chuyện ốc sên" thuộc thể loại `:` truyện ngụ ngôn

`->` Mẩu chuyện ngắn, với những nhân vật được hình thành theo hướng ngộ nghĩnh, mang đến bài học tích cực về cuộc sống cho người đọc.

`2.` Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

`->` Người kể chuyện dấu mặt, gọi tên các nhân vật `:` Ốc sên con `;` Ốc sên mẹ. `(` dấu hiệu nhân biết `)` .Dù không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, nhưng biết rõ, cụ thể những chi tiết và cốt truyện trong chuyện ngắn.

`=>` Tác dụng `:` tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt `;` góp phần nhấn mạnh bài học, thông điệp ý nghĩa. Tô đậm nét đẹp cho giá trị của văn bản và các nhân vật xuất hiện, góp phần đặc trưng cho ý nghĩa của chuyện.

`3.` `-` BPTT nhân hoá `:`

`+` "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

`+` "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh"

`+` "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

`+` "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

`+` "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

`+` "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

`+` "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

`+`"Vì vậy mà chúng có cái bình!"

`+` "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

`->` Các nhân vật là động vật `(` ốc sên `)` xuất hiện trong chuyện, có lời nói, suy nghĩ như con người.

`=>` Tác dụng `:` tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt `;` nhấn mạnh bài học và thông điệp ý nghĩa của câu chuyện. Thông qua cuộc đối thoại giữa hai mẹ con Ốc sên. Đồng thời, còn giúp hai nhân vật trở nên sinh động, ngộ nghĩnh, gần gũi với người đọc. Qua đó, cho thấy được sự tinh tế trong cách sáng tác của tác giả.

`4.` Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì `:` Nó thấy bất công và tủi thân khi bầu trời và đất không bảo vệ, không che chở nó như chị bướm và em giun đất. `(` " Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta " `)`

`5.` Qua lời của Ốc sên mẹ an ủi con, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp `:`

`-` Hãy tự sinh, tự tại, tự bản thân bảo vệ cho chính mình mà không cần ai che chở. Bởi lẽ, chỉ có bản thân chúng ta mới có thể bảo vệ chính mình.

`-` Hãy trân trọng những thứ xung quanh ta, đừng nên đua đòi bởi lẽ, cuộc sống này đa sắc màu. Mỗi người chẳng ai giống ai, mỗi người một vẻ, mỗi người một lối sống khác nhau, một cách bảo vệ và che chở bản thân khác nhau.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK