Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Phân tích giá trị của biện pháp tự từ trong những câu thơ sau: a) Trẻ em như búp trên...
Câu hỏi :

Phân tích giá trị của biện pháp tự từ trong những câu thơ sau:

a) Trẻ em như búp trên cành

b) Những ngôi sao thức ngoài kia

   Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

c) Công chả như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lời giải 1 :

`color{pink}{Harry}`

`a)` Biện pháp tu từ: So sánh

`-` Từ so sánh: Như

`=>` Tác giả muốn so sánh hình ảnh của trẻ em với búp trên cành ý chỉ những đứa trẻ là những mầm non tương lai của đất nước, là những mầm cây trong sáng, sẽ đâm chồi nảy lộc thể hiện cho sức sống mãnh liệt của cái cây cũng là thể hiện cho sự phát triển đi lên của đất nước

`b)` Biện pháp tu từ: So sánh

`-` Từ so sánh: Chẳng bằng

`=>` Tác giả muốn so sánh hình ảnh của những ngôi sao lấp lánh ngoài kia với hình ảnh của người mẹ. Mẹ là người đã thức đêm dài liên miên để cho con có một giấc mơ đẹp. Tác giả muốn cho chúng ta thấy được công ơn to lớn của người mẹ, vì ta thấy rằng những ngôi sao không bao giờ ngủ, để thấy được sự lam lũ, mệt nhọc mà mẹ đã phải trải qua.

`c)` Biện pháp tu từ: So sánh

`-` Từ so sánh: Như

`=>` Tác giả muốn so sánh hình ảnh của người cha với núi Thái Sơn ý muốn nói rằng công cha cao lớn như núi Thái Sơn, tác giả so sánh hình ảnh của người mẹ với nước trong nguồn chảy ra ý chỉ sự trong sáng, tinh khiết, một tình mẫu tử thiêng liên và quý giá mà người mẹ đã dành cho con.

Lời giải 2 :

a) Biện pháp tu từ: So sánh: "trẻ em" - "búp trên cành"

`=>` Giá trị: Nhấn mạnh tầm quan trọng của thế hệ trẻ thơ - những mầm non mới nhú trên cành, cần được bảo vệ, chở che, chăm sóc cẩn thận và chu đáo

b) Biện pháp tu từ:

+ Nhân hoá: "ngôi sao" - "thức"

`=>` Giá trị: Làm cho hình ảnh tự nhiên vốn vô tri vô giác thêm sống động, gần gũi, có sinh khí và linh hồn. Về đêm, những vì sao toả sáng lấp lánh trên cao, chỉ đến ban ngày mới không thấy sao xuất hiện. Mượn hiện tượng này kết hợp với phép nhân hoá, sao như đang trằn trọc, thao thức trên bầu trời, mãi chưa chịu ngủ.

+ So sánh: "Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"

`=>` Thể hiện nỗi vất vả, khó nhọc hằng đêm của mẹ khi nuôi con thơ. Để con được tròn giấc, mẹ đánh đổi bằng chính giấc ngủ của mình. Những vì sao cũng chẳng thể sánh bằng mẹ, bởi trong lòng mẹ luôn chan chứa tình thương yêu con vô bến bờ và đức hi sinh thầm lặng đầy cao cả. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng của tác giả dành cho mẹ mình.

c) So sánh

+ "công cha" - núi Thái Sơn"

+ "nghĩa mẹ" - "nước trong nguồn chảy ra"

`=>` Giá trị: Nhấn mạnh, ngợi ca công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy chiều cao của núi đo công cha. Lấy sự mênh mang vô tận của nước trong nguồn để đo nghĩa mẹ. Những hình ảnh thiên nhiên vĩ đại, lớn lao, sánh ngang tầm vũ trụ và đặc biệt là không gì có thể cân đo đong đếm cho vừa - mới sánh được với công lao ấy. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK