Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 4. (4.5 điểm) Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người...
Câu hỏi :

Câu 4. (4.5 điểm)

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

[…] Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

[…] Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

  1. Những đoạn thơ trên nằm trong bài thơ………………………………..của tác giả ………………………
  2. Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam nào?
  3. Câu thơ Ở hiền thì lại gặp hiền gợi cho em nghĩ tới câu tục ngữ nào?
  4. Từ những đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận về bài thơ và ý nghĩa của việc đọc truyện cổ nước mình.

 

 

Lời giải 1 :

Câu 1: 

Những đoạn thơ trên nằm trong bài thơ Truyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu 2: 

Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam:

+ Sự tích trầu cau

+ Tấm cám

+Sọ dừa

+ Đẽo cày giữa đường

Câu 3: 

Câu thơ Ở hiền thì lại gặp hiền gợi cho e nhớ Câu tục ngữ Ở hiền gặp lành

Câu 4:

Bâif thơ Truyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ đã để lại cho em một cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa và thông điệp mà bài thơ mang lại.Khi chúng ta đọc bài thơ lên sẽ cảm nhận tỉnh túy của những câu truyện mà ông cha muốn răn dạy từ xưa đến này. Muốn cho thế hệ trẻ hiểu thêm về đạo lí sống khi làm , làm sao cho đúng không phạm sai lầm . Và bài thơ cũng muốn truyền tải thông điệp là nhũng kẻ xấu sẽ nhận dc báo ứng của riêng họ.Và những kẻ lười biếng sẽ chẳng nhận đc kết cục tốt đẹp j cả.

# hoidap247

@Anzond

Lời giải 2 :

- Những đoạn thơ trên nằm trong bài thơ “Truyện cổ nước mình”. Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ

- Bài thơ gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam: "Tấm Cám", "Cây tre trăm đốt", "Đẽo cày giữa đường", "Sự tích trầu cau"

- Câu “Ở hiền thì lại gặp hiền” gợi cho em nghĩ tới câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” (vì nội dung và hình thức của câu thơ và câu tục ngữ gần giống nhau)

- Bài làm:

  Bài thơ “Truyện cổ nước mình” của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã đọng lại trong em nhiều suy ngẫm sâu sắc và ấn tượng khó phai. Bằng thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, những dòng thơ như đưa bạn đọc lạc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, trong những câu chuyện cổ tích “vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. Mỗi một câu chuyện được dân gian truyền miệng qua hàng mấy thế kỉ đều mang những sắc thái riêng, những ý nghĩa riêng, nhưng cốt vẫn hướng con người đến vô vàn những bài học thấm đẫm triết lí nhân sinh và những giá trị đạo đức tốt đẹp. Qua những câu chuyện cổ tích, ta được “nhận mặt ông cha của mình”, được ông cha tâm tình thủ thỉ, khuyên bảo răn dạy về thái độ sống, lẽ sống ở đời. Để ta nhân hậu, thiện lành như nàng Tấm; để ta biết thương yêu, đỡ đần anh em và trân quý nghĩa vợ tình chồng; để ta luôn có chính kiến trong mọi công việc, không như anh chàng đẽo cày kia… Thế giới thần tiên vốn chẳng có thật ngoài đời, nhưng bài học “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được phật tiên độ trì” sẽ còn đi theo bao đứa trẻ thơ, bao bậc cha mẹ, ông bà. Khép lại những trang thơ, tôi càng thêm yêu truyện cổ nước mình và nhận ra được ý nghĩa lớn lao, cao cả của truyện cổ đối với cuộc sống này.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK