Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài 4: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong những câu sau: a....
Câu hỏi :

Bài 4: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong những câu sau: a. . “Mạ non bầm cấy mấy đon Thương con bầm lại nhớ con mấy lần Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu” b. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Lời giải 1 :

____~𝙸𝚘𝙸~______

`A` 

`⇒` BPTT : Điệp ngữ 

`+` Mạ non : 2 lần 

`→` T/d :

`+`  Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt 

`+` Hình ảnh mẹ đi cấy mạ non , người con như thấu hiểu cho bao nỗi tủi thân , khổ nhọc của mẹ . Lời tâm sự của người con trước hoàn cảnh khó khăn mà mẹ phải trải qua , nuôi con khôn lớn thành người . Mưa bao nhiêu hạt thương mẹ bấy nhiêu làn . 

`+` Tuy người con là người lính chiến sĩ , vẫn còn đi đánh giặc nơi chiến trường nên chẳng thể quay về báo đáp mẹ . Tổ quốc và mẹ hiền phải chia đều nỗi nhớ . Anh chẳng thể đền đáp cho bao công ơn , tình cảm của mẹ . Nhưng anh vẫn thấu hiểu cho người mẹ luôn khốn khổ vì mình . 

__________

`B`

`⇒` BPTT : So sánh 

`+` Tiếng suối - tiếng hát 

`→` T/d : 

`+` Tăng sức gợi hình , gợi cảm 

`+` Hình ảnh , âm thanh thiên nhiên nay được so sánh với tiếng hát như trở nên sinh động hơn , lảnh lót và trong trẻo hơn . Biện pháp tu từ so sánh đã khiến cho âm thanh của tiếng suối trở nên ngọt ngào như tiếng hát . 

`+` Qua đó còn giúp cho người đọc có cái cảm nhận , hình dung rõ hơn về âm thanh của tiếng suối ngọt lành , của tình yêu với thiên nhiên cao cả , mĩ miều . 

Lời giải 2 :

Bài 4: 

a. Biện pháp tu từ: 

- So sánh: "Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu"

`=>` Hiệu quả: Thể hiện tình yêu thương, nỗi chua xót, nghẹn ngào vì mẹ đã lớn tuổi nhưng vẫn phải dãi dầu nắng mưa ngoài đồng, mà nhẽ ra công việc đồng áng nên để con làm thay cho mẹ. Đó còn là nỗi nhớ sâu nặng, diết da của một người con đi đánh giặc phương xa gửi gắm đến mẹ mình, là tất cả sự cảm thông, thấu hiểu cho những vất vả nhọc nhằn mà mẹ phải gánh gồng bấy lâu.

- Điệp ngữ: "bầm", "con", "mưa"

`=>` Hiệu quả: Tạo âm hưởng, giữ nhịp cảm xúc cho đoạn thơ. Khiến cho tình mẫu tử giữa người chiến sĩ và mẹ mình càng thêm khăng khít, bền chặt. Đồng thời diễn tả được sự khắc nghiệt của thời tiết và nỗi khó nhọc, gian khổ của bầm.

b. Biện pháp tu từ:

- So sánh: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

`=>` Hiệu quả: Nhấn mạnh, làm nổi bật những thanh âm trong trẻo, rả rích, vang vọng của tiếng suối trong đêm khuya thanh vắng. Tiếng suối ấy gần gũi, có hồn như tiếng hát ai đó cất lên làm xao xuyến, đắm say lòng người. Qua đó thể hiện sự liên tưởng đầy thú vị và những rung cảm tinh tế trong một tâm hồn chứa chan tình yêu thiên nhiên - Hồ Chủ tịch.

- Điệp ngữ: "lồng"

`=>` Hiệu quả: Tạo âm hưởng, giữ nhịp cảm xúc cho đoạn thơ. Khắc họa nên một bức tranh được lồng ghép bởi tầng tầng lớp lớp các đường nét. Trăng tỏa áng sáng vàng dịu vào cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại lồng vào những bông hoa. Khung cảnh thiên nhiên về khuya cũng từ đó mà thêm kì ảo, thi vị, tuyệt đẹp.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK