Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 PHẦN I:  ĐỌC- HIỂU       Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:       …“Tôi...
Câu hỏi :

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

PHẦN I:  ĐỌC- HIỂU

      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

      …“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”…

                                                                                 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)

Câu 1. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn trích trên.

Câu 2. Xác định ngôi kể. Vì sao em biết?

  • Nêu tác dụng của ngôi kể đó trong đoạn văn

Câu 3. Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.

Câu 4. “Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”.

  1. Câu văn sau có bao nhiêu tiếng? Trong câu có những từ phức nào?
  2. Chỉ ra các thành phần câu và xác định kiểu câu của câu trên.

Câu 5. Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng để làm gì?

Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu".

Câu 6. Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”?

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Thể loại: Truyện đồng thoại

- PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

Câu 2:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

- Vì: người kể trực tiếp xưng "tôi", kể về những trải nghiệm cá nhân và trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.

Câu 3: Câu chủ đề của đoạn: "Tôi sống độc lập từ thuở bé."

Câu 4: “Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”

- Câu văn có 20 tiếng. 

- Từ phức trong câu: tấp tểnh, khấp khởi 

- Thành phần câu:

+ TN: Tới hôm thứ ba

+ CN1: Mẹ 

+ VN1: Đi trước

+ CN2: Ba đứa tôi

+ VN2: Tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau 

`->` Kiểu câu: Câu ghép (gồm 2 vế câu, nối với nhau bằng dấu ",")

Câu 5: Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". 

`=>` Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là những lời bảo ban, chỉ dạy, khuyên nhủ của mẹ Dế Mèn dành cho các con mình.

Câu 6: Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo” vì: Từ thuở lọt lòng đến giờ, đây chính là lần đầu tiên ba anh em rời xa vòng tay mẹ. Ba anh em sẽ có một cuộc sống tự do, thoả thích làm những điều mình muốn, tự kiếm ăn và ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia. Nhưng cũng vì không còn sự che chở, bảo vệ của mẹ mà chúng sẽ phải đối mặt với vô vàn cạm bẫy, hiểm nguy luôn rình rập. Bởi thế nên chúng mới nửa vui nửa lo như vậy. 

Lời giải 2 :

Câu `1`: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 

Câu `2`: Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

`-` Lời của Dế Mèn

`-` Tác dụng: Giúp cho lời kể, câu chuyện khách quan, chân thực nhất

Câu `3`: 

`-` Tôi sống độc lập từ thuở bé

Câu `4`:

`-` Câu văn có: `20` tiếng

`-` Các từ phức: tấp tểnh, khấp khởi

Câu `5`:

`-` Tác dụng: Trích dẫn lại lời nói của nhân vật (Mẹ Dế Mèn)

Câu `6`"

`-` Vui vì sẽ được tự do vui đùa 

`-` Lo vì sẽ không được mẹ chăm sóc như trước nữa

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK