Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Giúp e vs ạ,pls Chỉ rõ các thành phần biệt lập được dùng trong các trường hợp sau: a) Lão...
Câu hỏi :

Giúp e vs ạ,pls

Chỉ rõ các thành phần biệt lập được dùng trong các trường hợp sau:

aLão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm. (Nam Cao)

b) Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật

Buồng mẹ - buồng tim – giấu chúng con. (Tố Hữu)

c) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao)

d) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như

chỉ có cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. (Nguyễn Quang Sáng)

đ) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, những hoàn cảnh sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long)

e) Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi, một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

Nó thường nói một cách buồn bã: Ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

                                                                                             (M.Go-rơ-ki)    

g) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mù, hoa đã vãn trên cành,c ho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.

Lời giải 1 :

a. Thành phần biệt lập: "tôi nghĩ vậy"

`->` Thành phần phụ chú.

b. Thành phần biệt lập: "buồng tim"

`->` Thành phần phụ chú.

c. Thành phần biệt lập: "có lẽ"

`->` Thành phần tình thái.

d. Thành phần biệt lập: "hình như"

`->` Thành phần tình thái.

đ. Thành phần biệt lập: "chao ôi"

`->` Thành phần cảm thán.

e. Thành phần biệt lập: "dường như"

`->` Thành phần tình thái.

g. Thành phần biệt lập:

- "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt"

`->` Thành phần phụ chú.

- " hẳn có lẽ" 

`->` Thành phần tình thái.

Lời giải 2 :

`#Lo ryBernie`

`a)` "tôi nghĩ vậy"

`->` Thành phần chêm xen.

`b)` "buồng tim"

`->` Thành phần chêm xen.

`c)` "Có lẽ"

`->` Thành phần tình thái.

`d)` "hình như"

`->` Thành phần tình thái.

`đ)` "Chao ôi"

`->` Thành phần cảm thán.

`e)` "Có lẽ"; " dường như"

`->` Thành phần tình thái..

`g)` " cái giống hoa ngay khi mới nở"; "hoa đã vãn trên cành"

`->` Thành phần chêm xen.

" Hẳn có lẽ"

`->` Thành phần tình thái.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK