Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Phân tích bptt trong câu thơ:                                                                                                                             Công
Câu hỏi :

Phân tích bptt trong câu thơ:                                                                                                                             Công cha như núi Thái Sơn                                                                                                                  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Bằng đoạn văn tổng phân hợp ,trong đoán có sử dụng nghệ thuật Trên,Xen (gạch chân và chú thích rõ nghệ thuật đó)

LÀM GIÚP T VỚI ,T ĐAG CẦN GẤP.Hứa cho 5 sao,1 tim ạ

Lời giải 1 :

`#Lo ryBernie`

                      Công cha như núi Thái Sơn                                                                                                                  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

       Hai dòng thơ trên đã dùng biện pháp tu từ so sánh để bộc lộ được sự lớn lao, vĩ đại và thiêng liêng của "công cha" và "nghĩa mẹ". Núi Thái Sơn được biết đến là ngọn núi khá khiêm tốn về độ cao cao nhưng lại là biểu tượng thiêng liêng và được mệnh danh là "cột chống trời". "Công cha như núi Thái Sơn" có ý nghĩa là công cha rất vĩ đại và thiêng liêng, cha đã hy sinh cho con nhiều nỗi vất và và gian lao. Nước trong nguồn chảy ra không bao giờ ngừng, nó cứ chảy xiết, chảy xiết, cũng như tình nghĩa của mẹ, nó trường tồn mãi mãi theo thời gian. Tóm lại, tình cảm cha mẹ dành cho con là vô bờ bến, cha mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả vì con cái và chỉ mong chúng nên người và có tương lại rạng rỡ.

Lời giải 2 :

1. BPTT có trong câu thơ là: 

-So sánh:

      -Câu thơ sử dụng phép so sánh để tả công lao của cha và nghĩa tình của mẹ. Cụ thể:
         "Công cha như núi Thái Sơn" so sánh công lao của cha với núi Thái Sơn, một ngọn núi cao lớn và vững chãi, thể hiện sự bền bỉ, to lớn, và vĩnh cửu của công lao cha.
            "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" so sánh tình mẹ với dòng nước trong nguồn, liên tục, dạt dào và không bao giờ cạn, thể hiện sự bao la và không ngừng của tình mẹ.

- Ẩn dụ:

         -"Núi Thái Sơn" và "nước trong nguồn" đều là những ẩn dụ mang tính biểu tượng:
            "Núi Thái Sơn" biểu tượng cho sự cao cả, mạnh mẽ và bền vững.
             "Nước trong nguồn" biểu tượng cho sự tinh khiết, dạt dào và vĩnh viễn.
-Tượng trưng:         Núi Thái Sơn không chỉ là ngọn núi vật lý mà còn tượng trưng cho sự vững chãi, bền bỉ của tình cảm và công lao của người cha.
           Nước trong nguồn chảy ra tượng trưng cho tình mẹ dạt dào, tinh khiết và không bao giờ cạn kiệt.
2.Tác dụng BPTT: 
+ Bptt trong câu thơ giúp cho 2 câu thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng sự hấp dẫn, tạo nhịp điệu+Làm nổi bật được "công cha " to lớn như " núi thái sơn" , "Nghĩa mẹ" cao cả rộng lớn " trong nguồn chảy ra"+Tác giả đã thể hiện tình cảm của cha, mẹ dành cho con cái qua các biện pháp tu từ khiến cho tình cảm của người cha, người mẹ to lớn như thế nào${@tancayacc}$

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK