Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 6. Nêu nghĩa của từ đánh bóng trong các câu sau: a. Bạn ấy viết xong còn đánh bóng các...
Câu hỏi :

6. Nêu nghĩa của từ đánh bóng trong các câu sau:

a. Bạn ấy viết xong còn đánh bóng các chữ cái cho đẹp.

b. Các bạn đang đánh bóng ngoài sân.

c. Chú ấy đang đánh bóng chiếc ghế bằng một loại dầu bóng.

d. Cậu đừng đánh bóng bạn mình lên như thế.

Lời giải 1 :

6.

`+` a. Bạn ấy viết xong còn đánh bóng các chữ cái cho đẹp.

`->` Từ đánh bóng trong câu nghĩa là:  thêm những đường nét cho chữ cái nhằm tạo tính thẫm mỹ

`+` b. Các bạn đang đánh bóng ngoài sân.

`->` Từ đánh bóng trong câu nghĩa là: hành động dùng tay tác động vào quả bóng `->` trò chơi đánh bóng 

`+` c. Chú ấy đang đánh bóng chiếc ghế bằng một loại dầu bóng.

`->` Từ đánh bóng trong câu nghĩa là: hành động sử dụng một loại dầu bóng để làm cho bóng loáng, cho chiếc ghế thêm phần sáng, bóng

`+` d. Cậu đừng đánh bóng bạn mình lên như thế.

`->` Từ đánh bóng trong câu nghĩa là: lời nói, việc làm có sức ảnh hưởng đối với một cá nhân ( bạn mình) nhằm tạo sự chú ý 

Lời giải 2 :

`***`$\color{#1c1c1c}{\text{t}}$$\color{#363636}{\text{r}}$$\color{#4f4f4f}{\text{u}}$$\color{#696969}{\text{m}}$$\color{#828282}{\text{t}}$$\color{#9c9c9c}{\text{td}}$

`a)` Bạn ấy viết xong còn đánh bóng các chữ cái cho đẹp.

`=>` Đánh bóng : Làm cho các chữ cái trở nên đẹp hơn, có thể là bằng cách tô điểm, chỉnh sửa hoặc làm sáng lên.

`b)` Các bạn đang đánh bóng ngoài sân

`=>` Đánh bóng : Chơi thể thao, thực hiện các hoạt động liên quan đến việc chơi bóng.

`c)` Chú ấy đang đánh bóng chiếc ghế bằng một loại dầu bóng.

`=>` Đánh bóng : Làm cho chiếc ghế sáng bóng và đẹp hơn bằng cách sử dụng dầu hoặc chất liệu làm bóng.

`d)` Cậu đừng đánh bóng bạn mình lên như thế.

`=>` Đánh bóng : Không nên ca ngợi hoặc làm cho bạn mình trở nên tốt đẹp hơn một cách quá mức, có thể hiểu là không nên phóng đại hay làm nổi bật quá mức những điểm tốt của bạn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK