Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài 3. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi   Những mùa quả mẹ tôi hái được      Mẹ vẫn...
Câu hỏi :

Bài 3. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

  Những mùa quả mẹ tôi hái được

     Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Khi mặt trời khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

 Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

 Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

                                                          (Mẹ và quả- Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ:

“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”

Câu 3. Theo em, từ "quả" trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng?

Câu 4. Nêu nội dung chính của bài thơ?

Câu 5. Từ văn bản “Mẹ và quả”, em nghĩ đến những câu tục ngữ, ca dao (hoặc những câu thơ, bài thơ) nào cùng chủ đề? Hãy ghi lại những câu đó

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

 Câu 1 :
  Bài thơ được viết theo thể thơ : Tự do 
 Câu 2 :
    - BPTT ẩn dụ : 
  + " quả non xanh "  chỉ người con chưa thực sự trưởng thành , báo hiếu đc cho cha mẹ 
    T/d : 
  + Thông qua BPTT ẩn dụ,cụ thể là ẩn dụ hình thức để cực tả cảm xúc buồn bã,xót xa khi mẹ đã già nhưng bản thân vẫn là " một thứ quả non xanh ".

    - BPTT hoán dụ : 
  + " tay mẹ mỏi "  chỉ người mẹ đã già yếu, không còn minh mẫn như ngày trước. 
     T/d : 
  + Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự già yếu của người mẹ cũng như nỗi niềm của người con khi không quan tâm,yêu thương mẹ nhiều hơn lúc còn có thể.
  Câu 3 : 
   Theo em , từ " quả " trong câu thơ dc sdung với ý nghĩa tượng trưng là " Những mùa quả mẹ tôi hái được " và " Những mùa quả lặn rồi lại mọc ".
   Câu 4 : 
 Nội dung chính của bài thơ : Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao quý ,đồng thời nhấn mạnh sự hiếu thảo của ng con dành cho mẹ . 
  Câu 5 : 

  - CÂU THƠ : 
+      Mẹ già một nắng hai sương
Trải thân làm bóng mát đường con đi.
   

 +     Gio mùa thu mẹ ru con ngủ     
 Năm canh dài , mẹ thức đủ năm canh . 


 -BÀI THƠ :
+ Lục bát mẹ.
  

 mong được câu trl hay nhất ạ !
     
 
  
  

Lời giải 2 :

Câu 1:

`@` Bài thơ "Mẹ và quả" được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2:

`+`Hoán dụ: "Bàn tay mẹ mỏi" chỉ sự lao động vất vả của mẹ, nhấn mạnh công lao và sự hy sinh của mẹ.

`+` Ẩn dụ: "Quả non xanh" chỉ sự non nớt, chưa trưởng thành của người con, nhấn mạnh nỗi lo lắng của mẹ khi con chưa thực sự trưởng thành.

Câu 3: Từ "quả" trong các câu thơ sau được dùng với ý nghĩa tượng trưng:

`+` "Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời"

`+` "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh"

Câu 4:

`-` Nội dung chính của bài thơ là nói về công lao của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái và tình yêu thương của mẹ. Mẹ đã hy sinh, vất vả lao động để chăm sóc, nuôi nấng con cái trưởng thành. Bài thơ cũng bày tỏ sự lo lắng của người con về sự già đi của mẹ, trong khi mình vẫn chưa đủ trưởng thành, vẫn còn là "quả non xanh".

Câu 5: Từ văn bản "Mẹ và quả", em có thể nghĩ đến những câu tục ngữ, ca dao, bài thơ sau đây cùng chủ đề:

`+` "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

`+` "Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền"

`+` "Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau"

`+` "Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con" (Chế Lan Viên)

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK