Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Cho đọạn văn sau: Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn....
Câu hỏi :

Cho đọạn văn sau:

“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

a)Xét theo mục đích nói, câu văn: "Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?" thuộc kiểu câu gì?

b) Bàng đoạn văn theo lối tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu, em hãy làm rõ chủ đề: "Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng". Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu cảm thán (gách chân chỉ rõ)

Lời giải 1 :

`\text{#A}`

`a.` 

`->` Xét theo mục đích nói, câu: "Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?", thuộc kiểu câu: Câu nghi vấn

`->` Dùng để khẳng định

`b.`

Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. Trước hết, vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén. Ông sáng suốt trong việc nhận định tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch: Khi thấy quân Thanh mượn tiếng Lê Chiêu Thống về nước để khôi phục vương triều lê, ông đã nhận ra ngay âm mưu của chúng. Trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, ông đã: khẳng định chủ quyền của dân tộc ta, nêu bật dã tâm của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc ngoại xâm của nước ta, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực chống giặc và ông ra kỉ luật nghiêm. Lời phụ dụ ấy của ông cũng có thể xem là lời hịch ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. Ông còn sáng suốt trong việc lên ngôi để yên kẻ phản trắc, giữ lấy lòng người. ông sáng suốt trong việc xét đoán, dùng người: Ông biết lựa chọn bề tôi để cầm quân, xét đoán bề tôi rất chẩn xác, tường tận năng lực từng người, khen chê đúng người, đúng việc, ân uy rạch ròi. Khi thấy Sở và lân "mang gươm trên lưng mà xin chịu tội" về việc rút quân, ông nghĩ việc của Sở, Lân muôn phần đáng chết, nhưng vì ông hiểu rõ rằng họ chỉ là hạng võ dũng, có sức mạnh mà không có tài nên đã tha chết cho họ. Ông còn phân tích rằng việc rút quân lúc đó là có lợi cho quân ta. Qua việc rút quân, ông cũng thấy được rằng Ngô Thì Nhậm là vi tướng đa mưu túc trí, giao cho chức chỉ huy, làm sứ giả ngọai giao sau chiến thắng và quá trình xây dựng đất nước trong tương lai. Không chỉ là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mà ông còn là người có tầm nhìn xa trông rộng. Mặc dù lúc đó hai mươi vạn quân Thanh đang ở trên đất nước ta, mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào trong tay, vậy mà ông đã khẳng định: "Phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh."Ông nói với các tướng lính của mình: "Đến tối ba mươi Tết lập tức lên đường hẹn ngày mồng bảy năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!" Nhưng ông không coi đây là cái đích lớn mà còn tính đến việc khéo lời lẽ để dẹp binh đao trong tương lai và bố trĩ sẵn người vào việc ấy là Ngô Thì Nhậm. Ôi, đây đúng là một con người rất tự tin vào chiến thắng và có tầm nhìn xa trông rộng! Nói tóm lại, vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.

`***` Chỉ rõ:

`-` Phép nối: In đậm

`-` Câu cảm thán: Gạch chân

Lời giải 2 :

`@Umii`

`a)` Xét theo mục đích nói, câu văn "Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?" thuộc kiểu câu `:` nghị vấn nhưng mang ý, dùng để khẳng định. 

`->` Tuy có sự xuất hiện của dấu hỏi chấm `"` `?` `"` nhưng, xét theo mục đích nói, hoàn cảnh, ngữ cảnh nói. Câu trên mang ý khẳng định về sự anh dũng, dũng cảm, mạnh mẽ của quân ta khi "nước giàu quân mạnh" trong mười năm nữa. Khẳng định sự chiến tranh nhà Thanh của Quang Trung khi nuôi dưỡng quân lính hùng mạnh.

`b)`

    "Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng". Đó có lẽ là lời nhận xét ngắn gọn mà thiết thực nhất, đúng đắn nhất khi nhắc về vua Quang Trung. Người đã lãnh đạo, chỉ huy quân dân ta, đại phá quân Thanh xâm lược. Vị vua có trí tuệ sáng suốt, khi biết nếu quân thù cứ bị thua một trận, sẽ có mưu báo thù. Chính vì thế, theo tính toán của vua Quang Trung thì chỉ có Ngô Thì Nhậm, "người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao". Vị vua có tầm nhìn xa, trông rộng thông qua việc ấp ủ "nước giàu quân mạnh" sau mười năm nữa. Để chấm dứt mối thù giữa quân ta và quân Thanh. Cả việc tính toán do đích thân vua Quang Trung cầm quân cũng nằm trong tính toán của vị vua `:` "Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh". Chỉ từng ấy chi tiết, ta có thể thấy rõ được sự khôn khéo, thông minh, trí tuệ sáng suốt. tầm nhìn xa, trông rộng của vị vua Nguyễn Huệ. Không chỉ nghĩ tới việc yên ổn cho quân dân trước mắt mà Quang Trung còn nghĩ tới khoảng thời gian yên ổn của quân dân sau này, mười năm, hai mươi năm về sau. Ôi! Đây có lẽ chính là vị anh hùng có trí thông minh, cái nhìn xa vô cùng sáng suốt trong suốt những trang Sử Việt Nam. Vị anh hùng dũng cảm, khéo léo trong cách triển khai quân địch `:` "Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng"

__________________

`-` Phép nối `:` "Và" `(` Nối câu "Chỉ từng ấy chi tiết, ta có thể thấy rõ được sự khôn khéo, thông minh, trí tuệ sáng suốt" với câu " tầm nhìn xa, trông rộng của vị vua Nguyễn Huệ."

`-` Câu cảm thán `:`

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK