Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu sau: a) Từ đó,...
Câu hỏi :

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu sau:
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
c) Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.
(Ca dao)

Lời giải 1 :

`@` `4th2`

`a)`

`-` Nhân hóa: " lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả".

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Làm cho hình ảnh các bộ phận trên cơ thể như miệng, tai, mắt, chân, tay thêm sống động, chân thật và gần gũi

`+` Thể hiện sự quan sát độc đáo của tác giả

`b)`

`-` Nhân hóa: 

`+` "Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù."

`+` "Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín."

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Làm cho hình ảnh tre thêm sống động, chân thật và gần gũi

`+` Khẳng định giá trị, vai trò quan trọng và sự gắn bó ở mối liên hệ giữa tre `-` người Việt Nam

`c)` 

`-` BPTT: Nhân hóa

`+` "Trâu ơi"

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Làm cho hình ảnh trâu thêm sống động, chân thật và gần gũi

`+` Tăng thêm sự liên kết giữa trâu với người nông dân, thể hiện tình cảm khắng khít giữa trâu `-` người

Lời giải 2 :

Biện pháp tu từ nhân hóa và tác dụng:

a) "lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả"

`=>` Khiến các bộ phận cơ thể vốn vô tri vô giác trở nên sinh động, gây ấn tượng mạnh cho bạn đọc, đặc biệt là độc giả thiếu nhi bởi sự tò mò và liên tưởng đầy phong phú. Giúp tác giả dân gian dễ dàng đưa ra các bài học để khuyên nhủ, phê phán con người (đây là truyện ngụ ngôn).

b) "Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín."

`=>` Cây tre được nhân hóa bỗng chốc trở nên có hồn, có chí khí và những hành động dũng mãnh, quả cảm như con người. Qua đó thể hiện sự gắn bó khăng khít, bền chặt, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam và cây tre trong công cuộc gìn giữ, bảo vệ Tổ quốc đầy gian lao vất vả.

c) "Trâu ơi"

`=>` Tô đậm sự gần gũi giữa con người và các loài gia súc, gia cầm, đặc biệt là loài trâu bởi lẽ "Con trâu là bạn nhà nông". Qua đó thể hiện thái độ yêu mến, trân trọng đối với loài vật luôn đồng hành cùng nông dân lao động trong mọi công việc đồng áng nặng nhọc.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK