Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ so sánh  trong các ví dụ sau:...
Câu hỏi :

Bài 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ so sánh  trong các ví dụ sau:

  1. Quê hương tôi có con sông xanh biếc

         Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

        Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,

        Tỏa  nắng xuống dòng sông lấp loáng.

                                                              (Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

  1. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

        Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

                               (Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)

  1. Những trưa tháng Sáu

        Nước như ai nấu

       Chết cả cá cờ         

       Cua ngoi lên bờ

                        (Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa)

Lời giải 1 :

`@` Bài 1:

`@` 1) Biện pháp tu từ : So sánh 

Tâm hồn tôi - là - một buổi trưa hè

`@` Thuộc kiểu:  so sánh ngang bằng

`@` Từ ngữ so sánh: là 

`@` Hình ảnh được so sánh: Tâm hồn tôi - Buổi trưa hè

`=>` Tác dụng :

`@` Về hình thức:

`=>` Tăng sức gợi hình gợi tả, nhằm làm nổi bật giá  trị hình ảnh, làm cho hình ảnh, tình cảm thể hiện bộc lộ sinh động, sâu sắc

`@` Về nội dung:

Bộc lộ tâm trạng, suy tư, tình cảm của tác giả. Ngụ ý rằng tâm hồn của ông là buổi trưa hè, hòa mình vào những ngày tháng kỉ niệm, hòa mình vào thiên nhiên, để rồi bồi hồi nhớ lại những ngày trưa mùa hè ở quê hương - khung cảnh giản dị, mộc mạc nhưng đậm chất trữ tình. Từ đó, thể hiện cho tình yêu quê tha thiết, da diết, nhớ mong những ngày tháng bình yên chỉ có ở quê.

` ` 

`@` 2)

`=>` Biện pháp tu từ : So sánh 

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

`=>` Thuộc kiểu:  so sánh ngang bằng

`@` Từ ngữ so sánh:như 

`@` Hình ảnh được so sánh: Tiếng suối trong - Tiếng hát xa

Tác dụng :

`=>` Về hình thức:

Tăng sức gợi hình gợi tả, nhằm làm nổi bật giá  trị hình ảnh, làm cho hình ảnh, tình cảm thể hiện bộc lộ sinh động, sâu sắc

`=>` Về nội dung:

Đối với Bác Hồ, người là một thi nhân có nhiều xúc cảm sâu sắc và  có một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có lẽ vì thế nên khi tả cảnh, Người đã khéo léo tả cảnh ngụ tình để làm nổi bật lên tâm trạng, suy nghĩ , những cảm xúc của người thi nhân. Đó là ''tiếng suối'' lại trong veo, trong vắt y mà Bác lại liên tưởng như là ''tiếng hát'' ngoài xa kia, như muốn nói lên tinh thần lạc quan, không ngừng bước, không nản chí hay nhụt lòng. 

` `

3)

`@` Biện pháp tu từ : So sánh 

Nước như ai nấu

`@` Thuộc kiểu:  so sánh ngang bằng

`@` Từ ngữ so sánh: Như

`@` Hình ảnh được so sánh: Nước - ai nấu

Tác dụng :

`=>` Về hình thức:

Tăng sức gợi hình gợi tả, nhằm làm nổi bật giá  trị hình ảnh, làm cho hình ảnh, tình cảm thể hiện bộc lộ sinh động, sâu sắc

`=>` Về nội dung:

Trần Đăng Khoa đã so sánh nước của ruộng những ngày trưa tháng sáu, nóng đến nỗi mà phải ví như ai nấu, qua đó ta thấy được những vất vả, khổ cực, gian nan, gian khó , những khó khăn mà người nông dân phải trải qua . Đồng thời, biện pháp so sánh còn làm nhấn mạnh những tình cảm thương yêu làng quê, thương những con người ngày đêm cần mẫn như thế và cũng là bày tỏ sự trân trọng đối với quê hương, con người nơi đây.

Lời giải 2 :

__ღ____

1 . 

⇒ BPTT : So Sánh

+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

→ T/d :

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm 

+ Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp so sánh để nói tâm hồn mình như là một buổi trưa hè . Hình ảnh ấy thật đẹp đẽ và gây một ấn tượng cảm xúc mạnh nào đó trong lòng người đọc . Qua đó , cho thấy tác giả là một người có một tâm hồn tuy trong sáng và đẹp như màu hạ nhưng vẫn có lúc đượm buồn trong nỗi lòng người nghệ sĩ . 

+ Hình ảnh so sánh đã cho tác giả tìm hiểu thêm về một nét đẹp mới mà chỉ văn thơ mới mang lại . Ngoài ra , hình ảnh trong biện pháp tu từ so sánh cũng giúp người đọc hiểu thêm phần nào về tâm hồn mỗi người . 

2.

⇒ BPTT : So Sánh

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

→ T/d : 

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm

+ Biện pháp tu từ nhân hóa đã giúp giúp tiếng suối như tiếng hát cao đẹp , hình ảnh ấy , âm thanh ấy như long lanh hơn qua từng chi tiết một . Ngoài ra , còn khiến cho câu thơ trở nên hay hơn , sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc . 

+ Hình ảnh so sánh ấy còn giúp người đọc có một cảm nhận tinh tế về hai câu thơ của Bác , nó ẩn chứa một điều diệu kì nào đó nao lòng đến khó tả . 

3. 

⇒ BPTT : So Sánh

+ Nước như ai nấu

→ T/d :

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm

+ Diễn tả lại cái nắng của trưa tháng sáu , nắng gay gắt như nước sôi ai nấu vậy . Hình ảnh ấy diễn đạt một cách vô cùng chân thật về cái nắng của mùa hạ . Qua đó , cho thấy biện pháp tu từ so sánh đã giúp người đọc có một cảm nhận thực tế về sức nóng gay gắt ấy . 

+ Ngoài ra , ta sẽ càng trân trọng những thành quả của người nông dân một nắng hai sương đã mang đến cho chúng ta hạt gạo , cho chúng ta những hạt thóc vàng quý giá . 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK