Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là...
Câu hỏi :

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

viết 10-12 câu trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ trên( lập dàn ý)

Lời giải 1 :

$#Arii$

`a)` Mở đoạn :

`-` Giới thiệu khái quát về đoạn thơ :

`@` Tác phẩm : Nhớ con sông quê hương.

`@` Tác giả : Tế Hanh.

`-` Nêu khái quát suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

`b)` Thân đoạn :

`-` Phân tích khái quát các hình ảnh, nội dung và cảm xúc chủ đạo được tác giả gán ghép trong đoạn :

`@` Con sông với một ý nghĩa của thiên nhiên trong tâm hồn con người.

`@` Tâm hồn và những cảm xúc được khắc họa.

`@` Những kỉ niệm và tình cảm gắn bó.

`-` Nhấn mạnh hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật và hàm ý nội dung có trong đoạn.

`1.` So sánh : "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè".

`⇒` Làm nổi bật bản sắc riêng của tâm hồn và phản ánh thực tâm trạng thái cũng như tâm trạng hạnh phúc của tác giả.

`2.` Câu hỏi tu từ : "Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?"

`⇒` Khơi gợi sự suy tư về mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

`3.` Điệp ngữ : 

"Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu".

`⇒` Nhấn mạnh và khẳng định lại tầm quan trọng cũng như vai trò ý nghĩa của con sông trong tâm hồn và kỷ niệm của tác giả.

`-` Gán ghép thêm cảm nhận và cảm xúc riêng của bản nhân mình.

`@` Hồi tưởng về một tuổi thơ tươi đẹp, chứa chan sự thơ ngây.

`@` Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương.

`-` Nêu qua những ý nghĩa sâu sắc mà đoạn thơ mang tới :

`@` Con sông tượng trưng cho dòng chảy của cuộc sống.

`@` Bố cục là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.

`c)` Kết đoạn : 

`-` Khẳng định lại giá trị nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc của đoạn thơ.

`-` Rút ra lời nhắn nhủ, bài học nhằm áp dụng vào thực tiễn.

Lời giải 2 :

`#kthy.`

`1.` Mở bài:

`-` Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ

`+` Tác giả: Tết Hanh

`+` Tác phẩm: Nhớ con sông quê hương

`-` Nêu cảm xúc chung của mình về đoạn thơ

`2.` Thân bài:

`-` Phân tích hình ảnh con sông quê:

`+` Màu sắc: xanh biếc

`+` ''Nước gương trong soi tóc những hàng tre''

`=>` Màu xanh biếc của con sông là màu xanh của trời, của lá, của sự sống, tượng trưng cho sự tươi mát, thanh bình của quê hương. Nước sông như gương trong soi tóc những hàng tre, tạo nên một bức tranh quê hương thanh bình, yên ả. Hình ảnh dòng sông êm đềm, thơ mộng đã khơi gợi trong lòng em cảm xúc nhẹ nhàng, thư thái và yêu mến quê hương của mình hơn.

`-` Phân tích con sông với những kỉ niệm,cảm xúc của nhà thơ:

`+` So sánh: ''Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè''

`+` Hình ảnh: ''Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng''

`+` Câu hỏi tu từ: ''Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng / Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?''

`+` Lời thề bộc lộ cảm xúc của nhà thơ: ''Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ''

`=>` Sông quê không chỉ đẹp mà còn lưu giữu những kỷ niệm quý giá về tuổi thơ của tác giả. Câu hỏi tu từ ''Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng / Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?'' như muốn thầm hỏi dòng sông đã giữ gìn bao nhiêu ký ức tuổi thơ, bao nhiêu kỷ niệm gắn bó với quê hương. ''Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! / Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ'' thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả. Sông quê không chỉ là dòng nước vô tri mà còn là người bạn đồng hành là một phần không thể thiếu trong cuộc đời nhà thơ. Hình ảnh dòng sông gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đã khơi gợi trong em niềm nhớ về quê hương, về những tháng ngày hồn nhiên, vô tư của chính mình.

`-` Phân tích hình ảnh sông quê là một biểu tượng thiêng liêng:

`+` Điệp ngữ: ''Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ / Sông của miền Nam nước Việt thân yêu''

`=>` Sông quê còn là biểu tượng cho quê hương, cho tuổi trẻ và cho miền Nam nước Việt thân yêu. ''Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ'' gợi lên những kỷ niệm đẹp đẽ về quê hương, về tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, ''Sông của miền Nam nước Việt thân yêu'' thể hiện tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc của nhà thơ, như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, cho tinh thần quật cường của con người miền Nam. Biện pháp điệp từ đã góp phần nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương và sự tự hào của tác giả dành cho dòng sông quê hương mình

`3.` Kết bài:

`-` Khẳng định giá trị nghệ thuật của đoạn thơ

`-` Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân

`+` Bản thân có tình cảm gì cho quê hương mình?

`+` Sẽ làm gì để luôn giữ được nét đẹp đó?

`+` Lời hứa cố gắng học tập để xây dựng quê hương, đất nước.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK