Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 phân tích tác dụng của biện pháp tu từ của câu thơ sau: a,    Thuyền ơi có nhớ bến chăng...
Câu hỏi :

phân tích tác dụng của biện pháp tu từ của câu thơ sau:

a,    Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khang khang đợi thuyền 

b, Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động

c,    Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

Lời giải 1 :

`a,`    Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền 

- Biện pháp tu từ: 

`@` nhân hóa: gọi thuyền như gọi con người: Thuyền ơi; thuyền, bến có suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc giống con người: nhớ, một dạ, khăng khăng đợi 

`@` ẩn dụ( thuyền - người con trai; bến - người con gái)

`->` Tác dụng: 

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm 

+ giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn; hình ảnh thuyền, bến trở nên có hồn, gần gũi với người đọc

+ gợi tình cảm sâu nặng, thủy chung trong tình yêu của người con gái đối với chàng trai.
`b,` Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động

- Biện pháp tu từ:

`@` điệp từ: tre

`@` nhân hóa: tre -  giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín; anh hùng lao động

`@` liệt kê: làng, nước, mái nhà tranh,  đồng lúa chín

`->` Tác dụng: 

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ giúp câu văn thêm sinh động; hình ảnh cây tre trở nên có hồn, gần gũi với người đọc

+ tạo  nhịp điệu cho câu thơ

+ nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của cây tre. Tre không chỉ gắn bó, gần gũi với đời sống hằng ngày của con người Việt Nam mà tre còn tham gia, đóng góp vào việc bảo vệ làng quê

+ thể hiện thái độ ngợi ca, sự mến yêu của tác giả dành cho cây tre Việt Nam
`c,`    Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

- Biện pháp tu từ: nhân hóa: gọi và trò chuyện với trâu như gọi, trò chuyện với con người: Trâu ơi ta bảo trâu này

`->` Tác dụng: 

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm 

+ giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn; hình ảnh con trâu trở nên có hồn, gần gũi với người đọc

+ gợi sự gắn bó thân thiết giữa con người với động vật. Thông qua lời thủ thỉ nhẹ nhàng, gần gũi, coi trâu như người bạn của người nông dân, ta thấy được tình yêu của người nông dân dành cho con trâu, mong trâu tiếp tục trở thành người bạn đồng hành trong việc cày cuốc trên đồng ruộng

Lời giải 2 :

`a.` Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khang khang đợi thuyền

`-` Nhân hóa: Thuyền và bến

`=>` Nhân hóa thuyền và bến, khiến chúng trở nên sống động và gần gũi hơn. Thuyền được đặt câu hỏi về nhớ nhung như thể có cảm xúc, còn bến được mô tả với tình cảm chung thủy, luôn một lòng chờ đợi; đồng thời nhấn mạnh tình cảm gắn bó, thủy chung cho tình yêu đôi lứa hoặc trung thành không thay đổi làm tăng sức hấp dẫn của bài thơ

`b.` Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động

`-` Điệp ngữ: Từ "giữ" được lặp đi lặp lại nhiều lần trong câu thơ

`=>` Nhấn mạnh vai trò quan trọng và đa dạng của cây tre trong đời sống người Việt. Tre không chỉ bảo vệ mà còn đóng góp khác nhau của cuộc sống, từ làng mạc, đất nước, nhà cửa đến cánh đồng. Câu thơ thể hiện sự kiên cường, anh hùng và tinh thần lao động của cây tre, qua đó phản ánh phẩm chất của con người Việt Nam

`c.` Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

`-` Nhân hóa: Sử dụng lời gọi Trâu ơi và cách xưng hô thân mật ta và trâu 

`=>` Biện pháp tu từ này tạo nên sự gần gũi, thân thiết giữa người và trâu, làm nổi bật mối quan hệ hòa hợp, gắn bó giữa người nông dân và con trâu trong công việc đồng áng, thể hiện sự quý trọng và biết ơn của con người đối với con trâu, một người bạn trung thành và không thể thiếu trong cuộc sống lao động nông nghiệp

$\color{#D8BFD8}{\texttt{Giangdzs1tg}}$

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK