1/ Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện láp đặt dây dẫn kiểu nổi
2/ Các phụ kiện kèm theo với ống gồm có :
3/ Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện?
4/ Thế nào là mạng điện kiểu nổi kiểu ngầm
5/ Vì sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện cho mạng điện trong nhà?
6/ Lập bảng dự trù cho mạch điện chuyển đổi thắp sáng luân phiên 2 đèn
___ 6 cau 60đ __ Làm lẹ nha
Câu 1:
Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện láp đặt dây dẫn kiểu nổi
- Đường dây phải song song với vật kiến trúc (tường nhà, cột, xà...), cao hơn mặt đất 2,5m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm;
- Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống;
- Bảng điện phải cách mặt đất tối thiếu từ 1,3 - 1,5m;
- Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống;
- Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống;
- Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống cách điện, hai đầu ống phải nhô ra khỏi tường 10mm.
Câu 2:
Các phụ kiện kèm theo với ống gồm có :
- Ống nổi chữ T : được dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ.
- Ống nối chữ L : được sử dụng khi nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau.
- Ống nối nối tiếp : được dùng để nối nối tiếp hai ống luồn dây với nhau.
- Kẹp đỡ ống : được dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường. Những kẹp đỡ ống này có đường kính phù hợp với đường kính ống.
Câu 3:
Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử :
- Kiểm tra dây dẫn điện.
- Kiểm tra cách điện của mạng điện.
- Kiểm tra các thiết bị điện: cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm điện và phích điện.
- Kiểm tra các đồ dùng điện.
- Lưu ý trước khi kiểm tra cần cắt điện.
Câu 4:
- Lắp đặt kiểu nổi là khi dây dẫn được lắp đặt nổi lên trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà.
- Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần, sàn bê tông …
Câu 5:
Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo định kì và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Câu 6:
Mình làm trong hình ạ !
$@NgoanXinhYeu1301$
1. Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi
- Độ cao lắp đặt: Dây dẫn phải được lắp đặt ở độ cao phù hợp để đảm bảo an toàn và dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa. Thường thì độ cao này không được dưới 2,5m đối với các khu vực có người qua lại.
- Vật liệu dây dẫn: Dây dẫn phải là loại dây có vỏ cách điện, chịu nhiệt tốt và không dễ bị hư hỏng do môi trường.
- Cách cố định dây: Dây dẫn phải được cố định chắc chắn vào bề mặt tường hoặc trần bằng các loại kẹp, băng keo hoặc ống dẫn để tránh dây bị võng hay tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy.
- Cách đi dây: Đường đi của dây dẫn phải thẳng và gọn gàng, không được đi chéo hay cắt qua các phần tử kết cấu của ngôi nhà. Nếu cần thiết phải uốn cong, góc uốn không được quá gấp để tránh làm hỏng dây.
- Đảm bảo an toàn: Dây dẫn không được tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu dễ cháy và phải có biện pháp bảo vệ chống lại các tác nhân cơ học.
2. Các phụ kiện kèm theo với ống gồm có:
- Kẹp ống (Clamps): Dùng để cố định ống vào tường hoặc trần.
- Khớp nối (Couplings): Được sử dụng để nối các đoạn ống lại với nhau.
- Góc nối (Elbows): Dùng để chuyển hướng ống khi cần đi qua các góc.
- Nắp đậy (Caps): Dùng để đậy kín đầu ống không sử dụng.
- Băng keo chống thấm (Sealing Tape): Dùng để quấn quanh các mối nối nhằm ngăn nước hoặc bụi bẩn xâm nhập vào ống.
3. Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện?
- Dây dẫn: Kiểm tra xem có bị đứt, hở hay bị hư hỏng gì không.
- Cầu chì và aptomat: Kiểm tra xem có bị cháy, hỏng hay hoạt động không đúng cách không.
- Ổ cắm và công tắc: Kiểm tra xem có bị lỏng, hỏng hoặc tiếp xúc không tốt không.
- Thiết bị điện (đèn, quạt, máy lạnh...): Kiểm tra hoạt động bình thường hay không.
- Hệ thống nối đất: Đảm bảo hệ thống nối đất hoạt động tốt để đảm bảo an toàn.
4. Thế nào là mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm?
- Mạng điện kiểu nổi: Dây dẫn được lắp đặt nổi trên bề mặt tường, trần hoặc sàn. Thường sử dụng các kẹp, ống dẫn để cố định và bảo vệ dây dẫn.
- Mạng điện kiểu ngầm: Dây dẫn được lắp đặt chìm bên trong tường, trần hoặc sàn. Phải sử dụng các ống dẫn chuyên dụng để bảo vệ dây dẫn và dễ dàng sửa chữa khi cần.
5. Vì sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện cho mạng điện trong nhà?
- Phòng ngừa sự cố: Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện và khắc phục sớm các hư hỏng hoặc nguy cơ tiềm ẩn, tránh các sự cố về điện như chập điện, cháy nổ.
- Đảm bảo an toàn: Đảm bảo hệ thống điện trong nhà luôn hoạt động ổn định và an toàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của người sử dụng. Tuổi thọ thiết bị: Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị điện.
6.
Mình ghi theo cách mình rồi bạn tự lập bản nhaa
STT-TÊN VẬT TƯ-SL-ĐƠN GIÁ-THÀNH TIỀN
1-Dây điện đôi - 10 M - 5N - 50N
2-Công tăc 2 chiều - 2 c - 20N - 40N
3-Bóng đèn LED 10W - 2C - 30N - 60N
4- Ống luồn dây điện - 10m - 2N -20N
5- Hộp nối điện - 2 c - 15N - 30N
6- Kẹp ống - 20 c - 1N - 20N
TỔNG TIỀN 220N
Công nghệ là sự phát minh, thay đổi, sử dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Hãy đón nhận và phát triển những kiến thức công nghệ để góp phần tạo nên những đổi mới và sáng tạo!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK