Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xăm Buồn trông ngọn nước mới sa...
Câu hỏi :

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xăm

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.                                                                                                     

Câu 1: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào?

Câu 2: Tìm phép điệp từ và nêu tác dụng của nó trong đoạn trích trên?

Câu 3: Em hãy nêu tác dụng của hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 4: Ghi lại các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của chúng.

Câu 5: Em hãy so sánh ý nghĩa của hai câu thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: 

Cỏ non xanh tận chân trời. và câu  Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

Câu 6: Nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều trong đoạn trích trên?

Lời giải 1 :

1. Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự không gian từ xa đến gần và theo trình tự tăng tiến của nỗi đau đớn, cô đơn bên trong nội tâm

2. Biện pháp điệp ngữ "Buồn trông"

Tác dụng: nhấn mạnh được tâm trạng buồn thương, đau khổ, u sầu và tự thương xót cho số phận của chính bản thân mình của nàng Kiều

3. Hai câu hỏi tu từ

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xăm?

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Tác dụng: thể hiện sự đau khổ, hoang mang, lo lắng, bất an, bất lực tột cùng đến tự hỏi của Thúy Kiều khi nghĩ về số phận tương lai của chính bản thân mình

4. 

xa xăm, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc lo lắng, bất an, buồn thương của bức tranh thiên nhiên và trong nội tâm đau khổ, lo lắng, bất an của Thúy Kiều

5. 

Câu thơ "Cỏ non xanh tận chân trời" trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thể hiện được bức tranh thảm cỏ xanh mướt mênh mông, tràn đầy sức sống vào mùa xuân. Màu xanh là màu của sức sống mùa xuân tươi trẻ

Câu thơ "Buồn trông nội cỏ rầu rầu / Chân mây mặt đất một màu xanh xanh" trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thể hiện chân mây và mặt đất nhuốm một màu xanh tang thương, buồn bã đến nao lòng. Cuộc sống giam lỏng vô nghĩa theo năm tháng của nàng ở lầu Ngưng Bích khiến cho nàng thấy chân mây và mặt đất cũng chẳng còn khác nhau gì nữa. Màu xanh là màu của tang thương, buồn bã

6

Tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều trong đoạn trích là sự đồng cảm, thương xót cho số phận của Thúy Kiều. Tám câu thơ cuối của đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà thơ dành cho Thúy Kiều. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK