Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đặt hai câu so sánh ngang bằng và không ngang bằng đặt ba câu nhân hóa theo bác Kiều dùng...
Câu hỏi :

Đặt hai câu so sánh ngang bằng và không ngang bằng đặt ba câu nhân hóa theo bác Kiều dùng những từ vốn gọi người để gọi vật dùng những từ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

Lời giải 1 :

$#Arii$

`-` So sánh ngang bằng :

`(1)` Sách vở tựa như những vũ khí mà chúng ta sẽ dùng để tiêu diệt kẻ thù `-` sự lười nhác và ngu dốt trong học tập.

`@` Đối tượng so sánh `1` : Sách vở.

`@` Phương diện so sánh : Ẩn.

`@` Từ so sánh : tựa như.

`@` Đối tượng so sánh `2` : những vũ khí mà chúng ta sẽ dùng để tiêu diệt sự lười nhác và ngu dốt trong học tập.

`(2)` Ngay cả khi mẹ không được xinh đẹp, trong mắt tôi, mẹ luôn người phụ nữ xinh đẹp nhất.

`@` Đối tượng so sánh `1` : Mẹ.

`@` Phương diện so sánh : xinh đẹp.

`@` Từ so sánh : là.

`@` Đối tượng so sánh `2` : người phụ nữ xinh đẹp nhất trong lòng "tôi".

`-` So sánh không ngang bằng :

`(1)` Điểm kiểm tra lần này của tôi kém so với điểm trung bình của cả lớp.

`@` Đối tượng so sánh `1` : Điểm kiểm tra lần này.

`@` Phương diện so sánh : Chất lượng điểm số `(` thấp `)`.

`@` Từ so sánh : kém.

`@` Đối tượng so sánh `2` : Điểm trung bình cả lớp.

`⇒` So sánh kém.

`(2)` Vì thương em, cậu bé đã không chút do dự mà chia cho em phần bánh to hơn phần của mình.

`@` Đối tượng so sánh `1` : Phần bánh của người em.

`@` Phương diện so sánh : Kích thước `(` to `)`.

`@` Từ so sánh : hơn.

`@` Đối tượng so sánh `2` : Phần bánh của cậu bé.

`⇒` So sánh hơn.

`-` Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật :

`(1)` Bác gà trống hôm nào cũng vậy, thức dậy từ rất sớm và gáy vang.

`⇒` Sử dụng từ "bác" để gọi gà trống.

`(2)` Những nàng hồng yêu kiều khoe sắc đỏ, chúng đua nhau khoác lên mình những bộ đầm đầy xinh tươi.

`⇒` Sử dụng từ "nàng" để gọi những bông hồng đỏ.

`(3)` Cậu kim giây luôn là người dẫn đầu cuộc đua trên đường chạy trong mặt đồng hồ.

`⇒` Sử dụng từ "cậu" để gọi kim chỉ giờ `(` kim giây `)`.

`-` Dùng những từ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật :

`(1)` Mầm chồi khẽ bừng tỉnh, nhẹ nhàng cởi bỏ lớp áo xanh rờn mà vươn lên đón ánh nắng ban mai.

`⇒` Sử dụng các động từ "bừng tỉnh" ; "cởi bỏ" và "vươn lên" để ám chỉ một chuỗi các hoạt động của mầm chồi trước sự đón chào một ngày mới.

`(2)` Gió khẽ nghé qua khung cửa sổ, vẫy chào lũ em nhỏ đang chăm chú lắng nghe bài học.

`⇒` Sử dụng các động từ "nghé" và "vẫy chào" để ám chỉ một chuỗi các hoạt động của gió trước sự thăm hỏi việc học tập của những em học sinh.

`(3)` Mặt trăng tinh nghịch, không chịu ngủ mà chỉ thích thao thứcchơi cùng ngàn sao.

`⇒` Sử dụng tính từ "tinh nghịch" và các động từ "ngủ" ; "thao thức" ; "chơi" để ám chỉ một chuỗi các hoạt động cũng như tính cách của vầng trăng khi về đêm.

Lời giải 2 :

`@Umii`

`#` Đặt hai câu so sánh ngang bằng và không ngang bằng `:`

`-` So sánh ngang bằng `:` 

`+` Mẹ như tiên nữ của đời con.

`+` Sách vở y như người bạn của chúng tôi.

`->` Từ so sánh ngang bằng `:` như, là, y như, hệt như,...

`-` So sánh không ngang bằng `:`

`+` Cô ấy kém gì hoa.

`+` Những ngôi sao thức vào đêm, chẳng bằng mẹ thức chăm lo chúng con.

`->` Từ so sánh hơn kém `:` kém gì, hơn, chẳng bằng, kém,...

`#` Đặt ba câu nhân hóa `:`

`-` Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật `:`

`+` Những chú chim sẻ ríu rít trên cành cây xoan. `(` gọi "chim sẻ" bằng "chú" `)` 

`+` Bác mặt trời đạp xe chầm chậm qua rừng rặng tre. `(` gọi "mặt trời" bằng "bác" `)` 

`+` Cô gió ngày đêm đi ngao thu thiên hạ. `(` gọi "gió" bằng "cô" `)` 

`-` Dùng những từ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật `:`

`+` Những cây tre ôm nhau thành từng khóm tre bên lề đường.

`+` Chú nhỏ nhanh nhảu, nhảy múa trên vỏm đá. 

`+` Muôn thú trong rừng nói chuyện rôm rả. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK