Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 TÓC CỦA MẸ TÔI                                        (Phan Thị Thanh Nhàn) Mẹ tôi hong tóc buổi chiều Quay quay bụi nước bay theo...
Câu hỏi :

TÓC CỦA MẸ TÔI

                                       (Phan Thị Thanh Nhàn)

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều

Quay quay bụi nước bay theo gió đồng

Tóc dại mẹ xõa sau lưng

Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

 

Tóc sâu của mẹ tôi tìm

Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương

Bao nhiêu sợi bạc màu sương

Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.

                                                                                   

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi

Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

(NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)

  1. ĐỌC, HIỂU:(6 điểm) Đọc văn bản trên  và trả lời câu hỏi sau:

Câu 1.(0.5 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

  1. Thơ tự do B. Thơ lục bát  C. Thơ sáu chữ     D. Thơ tám chữ

Câu 2.(0.5 điểm)  Dòng nào sau đây chứa  cặp từ trái nghĩa?

  1. Bạc - xanh B. Bạc - đen
  2. Bạc - sâu D. Ấm - mềm

Câu 3.(0.5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

              “Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh”

  1. Hoán dụ B.  Ẩn dụ
  2. Nhân hoá D. Tương phản, so sánh 

Câu 4.(0.5 điểm)  Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ?

  1. Tóc dài mẹ xoã sau lưng.  B. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
  2. Bao nhiêu sợi bạc màu sương D. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh 

Câu 5. (0.5 điểm)  Qua các dòng thơ trực tiếp nói về tóc mẹ, người con cho thấy điều gì ở mẹ của mình

  1. Người mẹ vẫn còn trẻ  B. Người mẹ đã già
  2. Người mẹ rất vất vả  D. Người mẹ rất giản dị 

Câu 6.(0.5 điểm)  Ở khổ 2, người con thể hiện tình cảm gì với mẹ?

  1. Biết ơn, kính trọng mẹ 
  2. Thương mẹ vì mẹ tảo tần, vất vả 
  3. Lo lắng, sợ hãi khi thấy mẹ đã già
  4. Quan tâm, thấu hiểu, đau xót về sự vất của mẹ và cảm thấy có lỗi với mẹ 

Câu 7.(0.5 điểm)  Người con ước điều gì qua dòng thơ “Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh”?

  1. Người mẹ xinh đẹp hơn  B. Người mẹ khoẻ mạnh hơn 
  2. Người mẹ trẻ lại D. Người mẹ không vất vả nữa

Câu 8.(0.5 điểm)  Nhận định nào không đúng về nghệ thuật của bài thơ? 

A     Sử dụng thể thơ lục bát với giọng điệu trữ tình tha thiết.

B      Kết hợp giữa các phương thức biểu cảm với tự sự và miêu tả.

C      Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ. 

D      Có nhiều câu thơ mang tính suy ngẫm, triết lí 

Câu 9.  Người con bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong bài thơ? (1điểm)

Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình? ( trả lời từ 3-5 dòng) (1điểm)

Lời giải 1 :

`@` `special`

`1)`

`B` Thơ lục bát

`->` Có câu `6` và câu `8`

`2)`

`A` Bạc `-` xanh

`->` Bạc: Chỉ tóc bạc, người già

`->` Xanh: Xanh đây là thanh xuân (chỉ người trẻ) nôm na theo nghĩa tóc xanh

`3)`

`B` ẩn dụ

`->` Bạc rồi lại xanh chỉ là già rồi lại trẻ lại

`+` Bạc là tóc bạc, chỉ người đã già

`+` xanh (tóc xanh, tóc người trẻ) theo câu Người đầu bạc tiễn kẻ  đầu xanh, tóc xanh chỉ những người còn trẻ

`=>` Từ đó cho thấy hình ảnh mong ước của con cho mẹ trở lại khoảng thanh xuân, tuổi trẻ

`4)`

`D`  Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh 

`+` Thể hiện mong ước của tác giả mong cho mẹ trẻ lại

`5)`

`B` Người mẹ đã giờ

`+` "Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen Bao nhiêu sợi bạc màu sương . Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh "

`->` Cho thấy giờ đây mẹ đã già, con mong muốn mẹ có thể trẻ lại, sống những ngày tháng thiếu nữ thanh xuân

`6)`

`D` Quan tâm, thấu hiểu, đau xót về sự vất của mẹ và cảm thấy có lỗi với mẹ

`+` Tìm tóc sâu cho mẹ, hiểu rằng mẹ đã già và đau sót về việc đó. Con cũng biết rằng tóc mẹ bạc vì lo buồn do con.

`7)`

`C` Người mẹ trẻ lại

`+` Vì tóc mẹ bạc là do lo lắng, vất vả, cũng vì thế, có lẽ mẹ đã đánh mất thanh xuân, tuổi trẻ

`8)`

`D`  Có nhiều câu thơ mang tính suy ngẫm, triết lí 

`+` Lời thơ chân thật, giản dị không mang tính triết lí

`9)`

`-` Người con bộc lộ tình thương mẹ, mong muốn mẹ có thể trẻ lại tận hưởng khoảng thời gian thanh xuân. Hối hận vì khiến mẹ phải vất vả lo nghĩ, mệt nhọc, từ đó mái tóc mẹ bạc. Cho thấy con đã bộc lộ lòng hiếu thảo, tình yêu thương giành cho mẹ.

`10)`

`-` Qua cảm xúc khơi gợi bài thơ, mang đến cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ về mẹ mình. Mẹ đã vất vả bao tháng ngày để sinh dưỡng, nuôi em ăn học. Tóc mẹ đã bạc, đôi bàn tay chai sần do vất vả, nhưng mẹ vẫn chưa bao giờ oán thán. Mẹ luôn hết lòng vì gia đình, tảo tần sớm tối săn sóc gia đình nhỏ, từ đó em thấy biết ơn, yêu thương và kính trọng mẹ hơn rất nhiều. 

Lời giải 2 :

`***`$Arianne$

`1.` Xác định thể thơ của bài thơ trên

`->` `B.` Thơ lục bát

`@` Giải thích

`-` Một cặp lục bát gồm một câu `6` tiếng và một câu `8` tiếng:

                    "Mẹ tôi hong tóc buổi chiều               `=>` `6` tiếng

            Quay quay bụi nước bay theo gió đồng"   `=>` `8` tiếng

`2.` Dòng nào sau đây chứa cặp từ trái nghĩa?

`->` `A.` Bạc `-` xanh

`@` Giải thích

`-` "Bạc" chỉ màu tóc của người mẹ khi đã già đi

`-` "Xanh" là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự trẻ trung

`3.` Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

                Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh

`->` `B.` Ẩn dụ

`@` Giải thích

`-` Hình ảnh ẩn dụ "tóc mẹ bạc rồi lại xanh"

`+` "Bạc" chỉ màu tóc của người mẹ khi đã già đi bởi sự vất vả, hi sinh vì con

`+` "Xanh" là hình ảnh ẩn dụ cho sự trẻ trung, trẻ lại không già đi nữa

`=>` Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con đối với mẹ của mình, mong mẹ trẻ lại như hồi thanh xuân

`4.` Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ?

`->` `D.` Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh

`@` Giải thích:

`A.` Tóc dài mẹ xoã sau lưng. 

`=>` Miêu tả chiều dài của tóc mẹ

`B.` Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen

`=> Miêu tả màu tóc mẹ: có sợi tóc bạc có sợi tóc đen

`C.` Bao nhiêu sợi bạc màu sương

`=>` Tóc mẹ bạc bởi đã vô cùng vất vả, một nắng hai sương vì con

`D.` Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh 

`=>` Thể hiện tình cảm, sự mong muốn của con: mẹ trẻ lại 

`5.` Qua các dòng thơ trực tiếp nói về tóc mẹ, người con cho thấy điều gì ở mẹ của mình

`->` `B.` Người mẹ đã già

`@` Giải thích

`-` Các dòng thơ trực tiếp nói về tóc mẹ đều ám chỉ đặc điểm của tóc đã bạc dần `=>` mẹ đã già đi

`6.` Ở khổ 2, người con thể hiện tình cảm gì với mẹ?

`->` `D.` Quan tâm, thấu hiểu, đau xót về sự vất của mẹ và cảm thấy có lỗi với mẹ 

`@` Giải thích

`-` "Tóc sâu của mẹ tôi tìm" `=>` Thể hiện sự quan tâm đối với mẹ

`-` "Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương / Bao nhiêu sợi bạc màu sương" `=>` Sự thấu hiểu rằng mẹ vô cùng vất vả, hi sinh vì bản thân 

`-` "Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi." `=>` Nhân vật "tôi" vô cùng thương xót, cảm thấy vì mình mà mẹ phải chịu nhiều khổ cực như vậy

`7.` Người con ước điều gì qua dòng thơ "Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh"?

`->` `C.` Người mẹ trẻ lại

`@` Giải thích: 

`-` "Bạc" chỉ màu tóc của người mẹ khi đã già đi

`-` "Xanh" là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự trẻ lại

`=>` Người con mong ước mẹ lấy lại sự trẻ trung như tuổi thanh xuân

`8.` Nhận định nào không đúng về nghệ thuật của bài thơ? 

`->` `D.` Có nhiều câu thơ mang tính suy ngẫm, triết lí 

`@` Giải thích:

`-` Những câu thơ vô cùng chân thật, bày tỏ tình cảm của nhân vật "tôi" dành cho mẹ của mình

`9.` 

`-` Trong bài thơ, người con đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ: Người con đã thể hiện sự quan tâm, yêu thương mẹ của mình, cùng với đó là niềm thương xót khi chứng kiến mẹ già đi theo tháng năm. Người con vô cùng yêu mẹ, mong muốn mẹ có thể lấy lại sự trẻ trung, trở về thanh xuân đẹp đẽ.

`10.` 

`-` Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ về người mẹ của mình: Mẹ là người sinh thành và dưỡng dục, người luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc chúng ta. Mẹ đã hi sinh cuộc đời để con của mình được ăn no, mặc ấm, sống thật hạnh phúc. Bởi vậy, chúng ta cần phải là những người con hiếu thảo, báo đáp mẹ khi có thể. Hãy luôn trân trọng, chăm sóc cho mẹ khi còn có thể.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK