Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày...
Câu hỏi :

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô (…) ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây… (Nguyễn Tuân,Cô Tô)                                                                                                                   a) Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.                                                                                                                                                          b) Xác định các thành phần chính trong câu in đậm. Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì?                                                                                                                                                                                       c) Đọc đoạn văn em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Từ đó, nêu cảm xúc về vùng đảo thân yêu của Tổ quốc.

Lời giải 1 :

$#Arii$

`a)`

`-` Biện pháp tu từ :

`@` "Nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi".

`@` "Cát lại vàng giòn hơn nữa".

`⇒` So sánh `(` hơn `)` `+` Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

`-` Tác dụng : 

`@` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu văn. Từ đó, giúp cho câu văn trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn với độc giả.

`@` Góp phần tạo nên một bức tranh sinh động về sự thay đổi của thiên nhiên và sự sống trên đảo Cô Tô sau cơn bão. Qua đó, giúp cho người đọc có thể cảm nhận và thấy được sự xinh đẹp và sức sống đặc biệt của nơi đây.

`@` Thể hiện được sự yêu mến và tình cảm sâu sắc của tác giả trước mảnh đất quê hương vùng biển đầy thân thương. Qua đó, khắc họa lại sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên qua từng cung bậc cảm xúc.

`b)`

`-` Phân tích cấu tạo ngữ pháp :

`(1)` Cô Tô cũng trong sáng như vậy.

`@` Chủ ngữ : Cô Tô.

`@` Vị ngữ : cũng trong sáng như vậy.

`(2)` Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

`@` Vế `1` :

`+` Chủ ngữ : Cây trên núi đảo.

`+` Vị ngữ : lại thêm xanh mượt.

`@` Vế `2` :

`+` Chủ ngữ : nước biển.

`+` Vị ngữ : lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi.

`@` Vế `3` :

`+` Chủ ngữ : cát.

`+` Vị ngữ : lại vàng giòn hơn nữa.

`⇒` Tác dụng của dấu phẩy : Ngăn cách các vế trong một câu ghép.

`c)`

`⇒` Qua đoạn văn trên, em đã có thể thấy được vẻ đẹp tinh khôi và sự hùng vĩ của vùng đảo Cô Tô này. Tất cả những cảnh quan nơi đây đều được khắc họa và vẽ lên một cách tươi mới và tràn đầy sức sống, ngay cả khi chúng vừa phải đối mặt và trải qua một cơn bão kịch liệt. Đó là một nơi mang đậm bản sắc văn hóa biển, nơi mà con người ta sống chặt chẽ và gắn liền với biển cả và thiên nhiên. Qua những cảm xúc sâu lắng của tác giả, em lại càng thêm yêu, kính trọng và biết ơn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ của nơi đây nói riêng hay chính những vùng đảo thân yêu của Tổ Quốc nói chung. Những vẻ đẹp tự nhiên ấy sẽ mãi luôn là một phần không thể thiếu trong sự giàu có và đa dạng văn hóa của quê hương Việt Nam. Và chính chúng sẽ luôn là niềm tự hào, là những thứ mà em luôn cho là xinh đẹp và đáng được kính trọng, nâng niu nhất.

Lời giải 2 :

1. BPTT `-` Tác dụng BPTT:

a) Nêu biện pháp tu từ:

BPTT: Liệt kê.

+ Cây trên núi đảo thêm xanh mượt

+ Nước biển lại lam biếc đạm đà hơn

+ Cát lại vàng giòn hơn nữa

BPTT: Ẩn dụ ( chuyển đổi cảm giác )

+ cát vàng giòn

b) Nêu tác dụng từng BPTT:

Tác dụng của liệt kê : Tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Cho người đọc thấy được một quang cảnh vô cùng mộng mơ và hấp dẫn của quang cảnh đảo Cô Tô sau mỗi khi trời giông bão. Và từ đó, tác giả đã bộc lộ tình mến yêu của bản thân đối với quang cảnh hùng vĩ của quê hương, đất nước.

Tác dụng của ẩn dụ: Thể hiện cảm xúc dâng trào của tác giả, hình ảnh thêm cuốn hút, sinh động. Làm cho người đọc cảm nhận vẻ đẹp của Cô Tô một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn hơn `-` Gắn kết thêm tình cảm của đọc giả với nhà văn.

2.  Xác định thành phần câu - Tác dụng dấu phẩy:

a)  Xác định thành phần câu:

`**` Cô Tô cũng trong sáng như vậy.

`+` CN: Cô Tô

`+` VN: cũng trong sáng như vậy.

`**` Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt.

`+` CN: Cây trên núi đảo.

`+` VN: lại thêm xanh mượt.

`**` Nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi.

`+` CN: Nước biển

`+` VN: lại đậm đà hơn hết cả mọi khi.

`**` Cát lại vàng giòn hơn nữa.

`+` CN: Cát

`+` VN: lại vàng giòn hơn nữa.

b)  Tác dụng của dấu phẩy:

`=>` Ngăn cách các vế có trong câu ghép

3.  Ý kiến của bản thân: 

a)  Bức tranh thiên nhiên thơ mộng của Nguyễn Tuân đậm chất trữ tình, ngòi bút của ông phóng đạt và điêu luyện vô cùng. Ông phác họa một bức tranh của một hòn đảo nhỏ mà vô cùng xinh đẹp và trong sáng đến như vậy. Chắc hẳn, ông đã đặt nhiều tâm tư của bản thân để hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên đất trời rộng lớn ấy. Tạo nên một Cô Tô sau cơn bão vô cùng trong sáng đến thế: cây lại xanh mượt, nước biển xanh lam trải dài thướt tha, cát trở nên vàng giòn hơn,....Những khung cảnh đều tạo nên một bức tranh Cô Tô thật tráng lệ, hùng vĩ, phồn thịnh,........

b)  Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc; đồng hành với dân tộc Việt Nam; thế hệ trẻ chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực. Từ xưa, cha ông ta đã dựng xây, mở mang bờ cõi. Vì thế  nhiệm vụ chính của thế hệ chúng ta chính là giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo cho dân tộc, không cho ngoại giặc xâm lấn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK