Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong ví dụ sau: Thân cỏ vút thẳng trời hai ba...
Câu hỏi :

Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong ví dụ sau:

Thân cỏ vút thẳng trời hai ba chục mét cao gió bão không thể quật ngã búp cọ dài như thanh kiếm sắc vung lên cây non vừa trồi lá đã xòa sát mặt đất lá cọ tròn xòe ra nhiều phiếm dài nhọn trông xa như một rừng tay trưa hè lấp lóe nắng như một rừng mặt trời mới mọc 

image

Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong ví dụ sau: Thân cỏ vút thẳng trời hai ba chục mét cao gió bão không thể quật ngã búp cọ dài như thanh kiếm sắc vun

Lời giải 1 :

`@` So sánh:

`+` Búp cọ dài như thanh kiếm sắc

`=>` Hình ảnh búp cọ được so sánh với thanh kiếm sắc giúp người đọc hình dung rõ ràng về sự mạnh mẽ, sắc bén của búp cọ, miêu tả hình dạng gợi lên sức mạnh và khả năng chống chọi của cây cọ.
`+` Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiếm dài nhọn trông xa như một rừng tay

`=>` Hình ảnh lá cọ được so sánh với "rừng tay" tạo nên một bức tranh sống động và gần gũi, so

sánh làm cho hình ảnh lá cọ trở nên sinh động, gợi liên tưởng đến những bàn tay dang rộng, đón

lấy ánh nắng mặt trời.

`+` Trưa hè lấp lóe nắng như một rừng mặt trời mới mọc

`=>` Nắng trưa hè được so sánh với "rừng mặt trời mới mọc" tạo ra một cảm giác ấm áp, rực rỡ và

tràn đầy sức sống, làm nổi bật vẻ đẹp của cây cọ dưới ánh nắng mặt trời.

`@` Nhân hóa:

`+` Thân cỏ vút thẳng trời hai ba chục mét cao gió bão không thể quật ngã

`=>` Làm cho cây cọ như một thực thể sống, có sức mạnh, kiên cường và bất khuất trước gió bão,

làm cho cây cọ trở nên gần gũi và có tính cách.

`+` Cây non vừa trồi lá đã xòa sát mặt đất

`=>` Gợi cảm giác về sự mềm mại, linh hoạt của cây cọ, như một người vừa trỗi dậy đã vươn mình ra xung quanh.

`@` Ẩn dụ:

`+` Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiếm dài nhọn trông xa như một rừng tay

`=>`"rừng tay" là một ẩn dụ cho sự sinh sôi, nảy nở, đoàn kết và sự sống động của thiên nhiên, gợi

lên sự hài hòa và phong phú của cảnh vật.
`@` Miêu tả:

`=>` Miêu tả chi tiết từ cây cọ từ thân, búp, lá đến cảnh nắng trưa hè lấp lóe tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động, rực rỡ. Qua đó, tác giả tả cảnh truyền tải cảm xúc về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên.

Lời giải 2 :

`color{lightblue}{#Thw}`

`@` Thân cỏ vút thẳng trời hai ba chục mét cao gió bão không thể quật ngã búp cọ dài như thanh kiếm sắc vung lên cây non vừa trồi lá đã xòa sát mặt đất lá cọ tròn xòe ra nhiều phiếm dài nhọn trông xa như một rừng tay trưa hè lấp lóe nắng như một mặt trời mới mọc.

`->` Biện pháp tu từ: So sánh 

`=>` Các hình ảnh sử dụng biện pháp So sánh: Búp cọ dài `-` thanh kiếm sắc; xòe ra nhiều phiếm dài nhọn trông xa `-` một rừng tay trưa hè, lấp lóe nắng như một rừng mặt trời.

`***` Hiệu quả của biện pháp tu từ So sánh:

`=>` Thi hào tác phẩm đã thổi hồn vào những áng văn một cách sinh động, nhịp điệu, giàu cảm xúc và sự liên tưởng với thủ pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc. Hình ảnh búp cọ, lá cọ qua sự quan sát và cảm nhận tinh tế của người chắp bút đã trở nên hứng thú, hấp dẫn; tăng sức gợi hình, gợi cảm. Đồng thời, phép tu từ đã tác động đến trái tim độc giả những tâm tình thổn thức, những cảm xúc dạt dào.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK