Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 TẬP 1. Gọi tên và chỉ ra các biện pháp tu từ sử dụng trong các ví dụ sau: 1.Cảnh...
Câu hỏi :

TẬP 1. Gọi tên và chỉ ra các biện pháp tu từ sử dụng trong các ví dụ sau:

1.Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

2.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

3. Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng

4. Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

5. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mek em nằm trên lưng

6.Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống.

7. Em thấy cơn mưa rào

Ướt tiếng cười của bố

8. Những tà áo dài tung bay xuống phố

9. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

10. Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 1.

Biện pháp tu từ: điệp ngữ (chưa ngủ)

2.

Biện pháp tu từ:

-Hoán dụ:

+ Một cây: sự đơn lẻ

+ Ba cây: sự đoàn kết

-ẩn dụ

+ Non, núi cao: thành cây

+Chụm lại: đoàn kết

3.

   

Biện pháp tu từ:

-Điệp từ: trông

-Liệt kê: đất,trời, mây, mưa,nắng, ngày, đêm

4.

Biện pháp tu từ:

-Nhân hóa: thân bọc lấy thân; tay ôm tay níu

- Ẩn dụ:

+ Bão bùng: loạn lạc, chiến tranh, khó khăn

+ Tre: con người Việt Nam

5.

Biện pháp tu từ: ẩn dụ ( mặt trời của mẹ: em bé)

6.

Biện pháp tu từ: hoán dụ ( trái tim, khối óc: con người)

7.

Biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( ướt tiếng cười của bố)

8.

Biện pháp tu từ: hoán dụ (những tà áo: con người)

9.

Biện pháp tu từ:

-Điệp từ: nhóm

10.

Biện pháp tu từ:

-Ẩn dụ:

+Trăm núi ngàn khe: vất vả mà người con trải qua

+muôn nỗi tái tê lòng bầm : những vất vả mà mẹ đã phải chịu đựng để nuôi con khôn lớn

-So sánh: chưa bằng

Lời giải 2 :

`1.` 

`-` Bptt:

`+` So sánh: cảnh khuya - vẽ người chưa ngủ.

`->` Giải thích: Có từ " như ", ví cảnh khuya như một bức tranh, họa một người chưa ngủ.

`+` Điệp ngữ: Chưa ngủ.

`->` Giải thích: Xuất hiện hai lần ở trong hai câu thơ.

`2.` 

`-` Bptt:

`+` Hoán dụ: một cây, ba cây.

`->` Giải thích: Gọi tên sự vật bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi. Ở đây là lấy cái cụ thể ( cây ) để gọi cái trừu tượng ( núi non ).

`+` Ẩn dụ: non, hòn núi cao.

`->` Giải thích: Chỉ sự đoàn kết, gắn bó của con người.

`3.` 

`-` Bptt: 

`+` Điệp ngữ: Trông.

`->` Giải thích: Nó xuất hiện nhiều lần, tần xuất cao nên gọi là điệp ngữ.

`+` Liệt kê: trời, đất, mây, mưa, nắng, ngày, đêm, chân cứng đá mềm.

`->` Giải thích: Kể ra những sự vật, sự việc nối tiếp để diễn tả một điều gì đó.

`+` Đối lập tương phản: trời - đất; mây, mưa - nắng; ngày - đêm.

`->` Giải thích: Sử dụng các từ đối nghĩa với nhau.

`4.`

`-` Bptt:

`+` Nhân hóa: Tay ôm tay níu, tay ôm tay níu.

`->` Giải thích: Miêu tả sự vật có hành động, trạng thái cảm xúc giống con người.

`+` Ẩn dụ: Tre.

`->` Giải thích: Dùng để ám chỉ hành động đoàn kết, yêu thương và sẻ chia của con người.

`5.`

`-` Bptt:

`-` Ẩn dụ: Mặt trời.

`->` Giải thích: Dùng để ám chỉ tình yêu thương của mẹ dành cho em.

`+` Điệp cấu trúc: Mặt trời của ... nằm trên ...

`->` Giải thích: Nó được viết theo một cấu trúc nhất định, có khuôn khổ giống nhau.

`6.` 

`-` Bptt:

`+` Hoán dụ: trái tim, khối óc.

`->` Giải thích: Gọi tên sự vật bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi. Ở đây là chỉ bộ phận cơ thể, có quan hệ gần gũi để chỉ con người.

`7.`

`-` Bptt: 

`+` Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ướt tiếng cười.

`->` Giải thích: Nhận biết, cảm nhận bằng giác quan nhưng sử dụng từ ngữ để cảm nhận sự vật.

`8.`

`-` Bptt: 

`+` Hoán dụ: Những tà áo dài.

`->` Giải thích: Gọi tên sự vật bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi. Ở đây là chỉ đặc điểm trang phục có quan hệ gần gũi để chỉ con người.

`9.`

`-` Bptt: 

`+` Ẩn dụ: Nhóm.

`->` Giải thích: Dùng để chỉ hành động tình yêu thương, sự cống hiến, hy sinh mà bà dành cho cháu.

`+` Điệp ngữ: Nhóm.

`->` Được lặp lại hai lần trong hai câu thơ.

`+` Liệt kê: bếp lửa ấp iu nồng đượm, niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.

`->` Giải thích: Liệt kê các sự việc mà bà đã làm cho cháu.

`10.` 

`-` Bptt:

`+` Ẩn dụ: trăm núi ngàn khe, nỗi tái tê lòng bầm.

`->` Giải thích: Dùng để chỉ sự khó khăn, vất vả mà con đã phải đối mặt nhưng vẫn chưa gian nan, cơ cực của cha mẹ khi dưỡng dục con nên người.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK