Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bước 1 sưu tầm dữ liệu đoạn văn đoạn thơ Bước 2 chép lại Khái niệm và các kiểu:  so...
Câu hỏi :

Bước 1 sưu tầm dữ liệu đoạn văn đoạn thơ

Bước 2 chép lại Khái niệm và các kiểu:  so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ,hoán dụ ,điệp ngữ ,liệt kê.

buoc 3 Nêu tác dụng và tìm : -Tìm biện pháp tu từ

                                                -tác dụng :+ gọi tên 

                                                                 +chỉ rõ

                                                                + tác dụng :-làm tăng sức mạnh gợi cảm 

                                                                                   -nhấn mạnh 

                                                                  +thái độ

Bước 4 là trình bày

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $\color{red}{\text{1.So sánh}}$

B1:

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!

B2:

-Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

-Các kiểu so sánh: so sánh ngang bằng; so sánh không ngang bằng

B3+4:

BPTT :

+So sánh : trái non như thách thức

Tác dụng :

+ Tăng tính gợi hình , gợi tả cho sự diễn đạt , tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Trái non chẳng sợ sâu bọ , trăm thứ sâu cũng sẽ sợ hãi mà rút lui nên trái vẫn cứ ngon ngọt .Đó là sức sống kì diệu của trái non.  Vạn kẻ thù thèm khát mà lao đến xâm lược ắt sẽ bị dân ta phá cho tan tác . Từ đó , nhà thơ nhằm khẳng định , chẳng thứ  sâu bọ nào có thể tiêu diệt sự sống ; chẳng kẻ thù nào có thể chiến thắng  nhân dân ta .

+ Đó là sự ngạo nghễ , sự tự hào vì tinh thần sống quật cường , sức mạnh yêu nước lớn lao quét sạch mọi thứ dơ dát , tham lam

 $\color{red}{\text{2.Nhân hóa}}$

B1:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

B2:

-Khái niệm: Nhân hóa là gọi sự vật, cây cối, con vật bằng các từ chỉ người

-Phân loại:

+Dùng từ ngữ chỉ người để gọi vật

+Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người  để chỉ những từ chỉ hoạt động, tính chất của vật

+ Gọi, trò chuyện, xưng hô với vật như với người

B3+4:

Biện pháp tu từ:

-Nhân hóa: cánh cò -cõng nắng,chở nước mắt cay nồng

Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và giúp cho hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp dẫn, khắc gợi bao nỗi nhọc nhằn của cha

+Khẳng định công lao sinh thành,nuôi nấng biển trời của cha. Cánh cò thân cha gày gò nhưng vẫn dành hết sức mình đưa con đến với bến bờ hạnh phúc, dành trọn những gì tuyệt nhất cho con. Trên con đường đó là biết bao gian khó, gian khổ của cha (nước mắt cay nồng). Tình cha bao la ấm áp như dải ngân hà yêu con thương con chỉ mong con khôn lớn, trưởng thành là cha hạnh phúc rồi.

+ Thể hiện sự biết ơn, tình yêu thương của con dành cho cha và kính trọng người cha vĩ đại.

$\\$

 $\color{red}{\text{3.Ẩn dụ}}$ 

B1:

Cơn giông bỗng cuộn giữa làng
Bờ ao lở. Gốc cây bàng cũng nghiêng
Quả bòng chết chẳng chịu chìm
Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu...

B2:

-Khái niệm : ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng

-Phân loại:

+Ẩn dụ cách thức

+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

+Ẩn dụ phẩm chất

+Ẩn dụ hình thức

B3+4:

Biện pháp tu từ

+"Cơn giông '' ẩn dụ chỉ đế quốc Mĩ tàn bạo

 + ''Bờ ao '' và ''gốc bàng '' ẩn dụ cho sự   thương vong tổn thất về người và của do chiến tranh gây nên .

+ ''Qủa bòng''; ''ao con'' là kết quả của sự  nhân hóa ; ngụ ý muốn chỉ sự kiên cường ,bất khuất quyết không đầu hàng .

+ ''Qủa bòng''  bị dìm chết là sự ẩn dụ cho sự sát hại những chí sĩ, những người dân yêu nước thà chết không chịu khuất phục.

+ Tình yêu nước trở nên sục sôi như chảo lửa trong lòng những  người dân Việt Nam đã được ẩn dấu vào những cơn sóng trong câu thơ cuối bài.

Tác dụng :

 Tăng tính gợi hình gợi tả ; khiến cho những sự vật  vô tri bỗng trở nên có hồn ; Làm  cảnh vật trở nên thân thuộc ; gần gũi nhằm dễ dàng truyền tải nội dung thông điệp muốn gửi gắm.

 Tác giả đã tái hiện khung cảnh khốc liệt mà chiến tranh gây nên một cách đơn giản , gần gũi qua hình ảnh cơ giông . Từ đó nhằm cho người đọc thấy được sự tàn khốc , độc ác, man rợ của bọn đế quốc : chúng tàn phá đất nước ta , giết hại người dân ta . Chính vì vậy , lòng dân vô cùng căm phẫn, ta sẵn sàng hi sinh chứ quyết không chịu nhục . Cũng là để cho chúng thấy tình yêu nước ,kiên cường bất khuất của dân ta ; cũng là để lại tiếng thơm, tấm gương cho những thế yêu nước sau.

 Cho thấy được sự tài ba trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật của nhà văn ; cũng là gửi gắm tâm tư của tác giả . Sự đau xót khi thấy quê hương bị giày xéo , tàn phá; sự thương cảm khi thấy những anh em dân tộc mình bị tàn sát và là sự căm phẫn, sục sôi lòng yêu nước mạnh mẽ , to lớn như ''sóng bạc đầu ''trong ''ao con '' bé nhỏ.

 $\color{red}{\text{4.Hoán dụ}}$ 

B1:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

B2:

-Khái niệm: hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương  tự

- Phân loại:

+ Lấy cái bộ phận gọi cái toàn thể 

+ Lấy vật chứa đựng gọi cái bị chứa đựng 

+Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 

B3+4:

BPTT : hoán dụ ( chỉ cần trong xe có một trái tim )

Tác dụng : 

+ Tăng tính gợi hình , gợi tả cho sự diễn đạt , tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Trái tim là nhãn tự của bài thơ . Nó là biểu tượng cho người lính Trường Sơn , là đại diện cho tình yêu nước , yêu miền Nam và là sự khẳng định cho tình đồng chí đồng đội gắn bó sâu sắc.  Trái tim thể hiện vẻ đẹp đoàn kết , ý chí kiên cường và sự lạc quan bất chấp bom đạn của người lính vì tình yêu dân tộc , vì niềm tin giải phóng dân tộc thoát khỏi hoàn toàn ác bóc lột , thống nhất đất nước.

+ Qua đó ta cảm nhận được tình yêu nước , sự lạc quan và tinh thần bất khuất của tác giả Phạm Tiến Duật

 $\color{red}{\text{5. Điệp ngữ}}$

B1:

 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

B2:

-Khái niệm: lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ nhằm nhất mạnh, khẳng định hay liệt kê một vấn đề muốn nói đến

-Phân loại:

+Diệp ngữ ngắt quãng

+Điệp ngữ nối tiếp

+Điệp ngữ chuyển tiếp

B3+4:

BPTT : điệp ngữ (nhóm )

Tác dụng :

+ Tăng tính gợi hình , gợi tả cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu cho câu thơ 

+Hình ảnh bếp lửa gần gũi với bao kỉ niệm và tình thương . Bếp lửa khi xưa nhóm lên tình yêu đứa cháu Bằng Việt dành cho người bà . Cũng là nhóm lên những ước mơ hoài bão của cháu sau này . Không những vậy bao tình yêu , kỉ niệm ấm áp , vui vẻ bên xóm làng cũng được bà nhóm lên bởi bếp lửa .

+ Qua đó thể hiện sự yêu quý , sự trân trọng và biết ơn bà của người cháu và bếp lửa

 $\color{red}{\text{6. Liệt kê}}$

B1:chỉ ô lên một tiếng! sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngaang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp lại hoa dơn, hoa thươc dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong.ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy 

B2:

-Khái niệm: sắp xếp nối tiếp các từ, cụm từ cùng loại trong cùng một câu để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

-phân loại:

+Theo cấu tạo: liệt kê theo cặp, liệt kê không theo cặp

+Theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến

B3+4:

Biện pháp tu từ liệt kê: được thể hiện qua việc liệt kê hàng loạt các loài hoa :hoa dơn, hoa thươc dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn

- Tác dụng :

+Tăng sức gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt

+Cho thấy được sự phong phú về các loài hoa ở khu vườn của nhân  vật ''anh''

+Sự tinh tế của tác trong việc miêu tả và thấu hiểu tâm lý nhân vật của nhân vật ''cô'' là tình yêu cái đẹp , vẻ đẹp của tinh khôi, trong trẻo của những loài hoa

Lời giải 2 :

1.Sưu tầm dữ liệu của đoạn thơ

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng và xao xuyến . Những câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của mình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu . Nhưng có lẽ với tôi, đoạn thơ mà tác giả phải xa cách nơi này , ông đã nhắc đến " màu nước xanh " ; " cá bạc " ;  " chiếc buồm vôi " ; .... để tả cảm xúc nhớ thương những thứ giản dị mà quê hương ông có.

2. Khái niệm và các kiểu :

SO SÁNH :

+ Khái niệm : là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng,.....với nhau

+ Các kiểu so sánh , có 2 kiểu , đó là : so sánh ngang bằng và so sánh hok ngang bằng

NHÂN HÓA :

+ Khái niệm : là cách miêu tả con vật hoặc sự vật có cảm xúc , tính cách và hành động , tâm lý như con người bằng nhiều cách như văn , thơ ,.....

+ Các kiểu nhân hóa , có 3 kiểu , đó là : sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật ; sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để chỉ hoạt động của sự vật ; sử dụng các từ ngữ xưng hô, trò chuyện với vật như người

ẨN DỤ

+ Khái niệm : là BPTT gọi tên sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng với nhau 

+ Các kiểu ẩn dụ , có 4 kiểu , đó là : ẩn dụ hình thức ; ẩn dụ cách thức ; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ; ẩn dụ phẩm chất 

HOÁN DỤ 

+ Khái niệm : là BPTT gọi tên sự vật này với tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nhau

+ Các kiểu hoán dụ , có 4 kiểu , đó là : lấy một bộ phận để gọi toàn thể ; lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng ; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

( MIK XIN LỖI VÌ GIỜ MIK BẬN NÊN PHẦN 2 MIK CHỈ LÀM ĐẾN ĐÂY THUI Ạ , MONG BẠN THÔNG CẢM CHO MIK NHÉ )

3.Tìm và nêu tác dụng của BPTT 

Các BPTT : nhân hóa ,so sánh, ẩn dụ, hoán dụ

Tác dụng chung : Đều làm tăng sức gợi hình gợi cảm , làm nhấn mạnh ý chính của bài thơ hoặc bài văn 

Nếu có sai sót gì mik xin lỗi ạ 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK