. Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?
Nêu ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ?
Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển nước ta ?
Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?
⇒
*Khí hậu:
- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương
nên điều hòa hơn.
*Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có:
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng
⇒
* Phát triển các ngành nghề truyền thông gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản.
+ Đánh bắt, nuôi cá, tôm.
+ Các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến,...
- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và
giao thông vận tải biển.
* Có ý nghĩa về du lịch:
+ Tiềm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các di
tích lịch sử - cách mạng,...).
+ Mới bắt đầu khai thác.
- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.
Về an ninh, quốc phòng:
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm
lục địa quanh đảo và quần đảo.
gió, năng lượng thủy triều,…
đặc điểm nổi bật về tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển nước ta ?
⇒
- Đặc điểm về tự nhiên:
+ Địa hình vùng biển, đảo Việt Nam rất đa dạng.
+ Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ có sự thay đổi theo mùa.
Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23oC. Độ muối bình quân là 30 - 33%%.
Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau, như: nhật
triều, bán nhật triều,…
- Đặc điểm về môi trường:
+ Chất lượng môi trường nước biển khá tốt; môi trường trên các đảo chưa
bị tác động mạnh; các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú.
+ Tuy nhiên, thời gian gần đây: môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.
- Đặc điểm về tài nguyên: vùng biển Việt Nam rất giàu các tài nguyên sinh vật, khoáng sản và giàu tiềm năng để phát triển du lịch, khai thác năng lượng
`ttcolor[pink](TN)`
@hoidap247
$°$ Khí hậu:
`->` Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho lượng mưa và độ ẩm lớn.
`->` Giúp giảm bớt tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
`->` Các luồng gió từ biển thổi vào sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng phía tây đất nước.
`->` Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm cho khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
$°$ Địa hình:
`->` Các dạng địa hình ven biển Việt Nam rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô.
$°$ Các hệ sinh thái vùng ven biển:
`->` Rất đa dạng và giàu có, bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ khác và hệ sinh thái rừng trên đảo.
`->` Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
`->` Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
$----$
`->` Các đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và hệ thống căn cứ giúp Việt Nam tiến ra biển và đại dương, khai thác nguồn lợi biển đảo.
`->` Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
`->` Các đảo cũng là không gian sinh tồn cho đất nước, dân tộc; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế biển với các ngành: vận tải biển, đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng.
$----$
`->` Địa hình vùng biển, đảo Việt Nam rất đa dạng, có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
`->` Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao.
`->` Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận và có lượng tương đối lớn các khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan.
`->` Vùng biển Việt Nam có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, và các đặc điểm khác như vùng biển Cát Bà, vùng biển Đầm Dương, vùng biển Trường Sa...
$@giaitoan1234$
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK