Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh...
Câu hỏi :

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp trong đoạn thơ?

Câu 2. Chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Tay người như có phép tiên – Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.

Câu 4. Từ đoạn thơ trên, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

Lời giải 1 :

Câu 1. 

- Thể thơ : Lục bát.

- Cách gieo vần : 

+ Vần chân : ( chung - vùng, xanh - lanh )

+ Vần lưng : ( vùng - lùng )

- Cách ngắt nhịp : 2/2/2 và 4/4

Câu 2.

- Hai hình ảnh về con người Việt Nam : mắt cô gái long lanh yêu trọn tấm tình thủy chung, tre lá dệt nghìn bài thơ.

Câu 3. 

- So sánh : "Tay người như có phép tiên"

→ Tác dụng : Gợi ra niềm tự hào về khả năng tài hoa, điêu luyện của người thợ thủ công trong lao động. "Như có phép tiên" là cách diễn đạt sự kì diệu, phi thường, như thể người thợ có phép màu.

- Ẩn dụ : "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ"

→ Tác dụng : Nhấn mạnh sự sáng tạo và tinh tế trong việc của người thợ. "Dệt nghìn bài thơ" ẩn dụ về việc người thợ biến những vật liệu tự nhiên như tre, lá thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp như thơ.

Câu 4.

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ, tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới một đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị : tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùa rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam.

Lời giải 2 :

Câu `1`:

`-` Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: Lục bát.

`-` Cách ngắt nhịp: Ngắt theo nhịp `\text{2/2/2}` và `\text{4/4}`

`+` Câu `1,3,5,7`: Nhịp `\text{2/2/2}`

`+` Câu `2,4,6,8`: Nhịp `\text{4/4}`.

`-` Cách gieo vần:

`+` Vần chân ( xanh - lanh ; chung - vùng)

`+` Vần lưng ( vùng - lùng )

Câu `2`:

`-` `2` hình ảnh con người trong bài thơ: Cô gái long lanh, Tay người như có phép tiên.

Câu `3`:

`-` Biện pháp tu từ: So sánh ( Tay người - phép tiên ), Ẩn dụ ( Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ).

`=>` Tác dụng: 

`+` Thể hiện sự tài năng, kì diệu trong đôi bàn tay của con người Việt Nam. Đó là đôi bàn tay chịu thương, chịu khó, chịu vất vả để tạo ra thành quả, góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

`+` Thể hiện sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó của người dân Việt Nam.

`+` Thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của tác giả.

`+` Làm đoạn văn trở nên có hình, có hồn, như gợi tả trước mắt người đọc đôi bàn tay kì diệu kia.

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, gây ấn tượng mạnh.

`+` Cho thấy sự tiềm tàng trong tài năng của những con người máu đỏ da vàng, họ biết sáng tạo ra cái mới, làm nên giá trị riêng của vùng đất, quê hương thân yêu.

Câu `4`:

    Quê hương, đất nước Việt là nơi có khung cảnh bình dị và những con người nơi đây luôn chan chứa nhiều tình yêu thương. Mảnh đất hình chữ S luôn yên ả, nó cứ ở đó và phát triển, nuôi lớn tâm hồn của những con người yêu nước. Nơi ấy làm cho con người ta cảm thấy an tâm, yên bình, cái tâm hồn bị chai sạn như được chữa lành. Con người đất Việt luôn nhân hậu, tốt bụng, họ cũng biết chăm chỉ, cần cù, biết cống hiến, hy sinh để cho quê hương tươi đẹp ấy ngày càng trở tốt đẹp hơn. Là con người máu đỏ da vàng, ta cần biết trân trọng, khiến quê hương ấy trở nên phát triển, khiến giá trị tốt đẹp trường tồn mãi cùng thời gian.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK