Em hãy PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM và PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ trong các thắng lợi của ta từ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán đến cuộc kháng chiến chống quân Thanh
`-` Đặc điểm:
`@` Tinh thần yêu nước, ý chí độc lập và bất khuất của nhân dân ta.
`@` Khả năng tận dụng địa lý, địa hình để chủ động chiến đấu.
`@` Sự linh hoạt, sáng tạo trong ứng dụng các phương thức, chiến thuật quân sự.
`@` Sự hỗ trợ, ủng hộ của nhân dân đối với quân đội.
`-` Nghệ thuật quân sự:
`@` Chiến thuật chủ động tấn công, kết hợp công kích với phòng ngự.
`@` Sử dụng các chiến thuật như "đánh nhanh, thắng nhanh", "di động linh hoạt", "tập trung lực lượng để giành ưu thế".
`@` Khai thác ưu thế về địa lý, địa hình trong việc tổ chức các đội quân du kích, phục kích.
`@` Vận dụng các phương pháp như "dụ địch vào chỗ chết", "tránh khi địch mạnh, đánh khi địch yếu".
`-` Kháng chiến chống quân Nam Hán:
`+` Lợi dụng thủy triều lên và xuống, cắm cọc trên sông Bạch Đằng, dụ địch đến bãi cọc ngầm khi thủy triều rút thì bãi cọc nhô ra khiến giặc bị kẹt và quân ta dùng thuyền nhỏ kéo ra đánh và giành thắng lợi.
`+` Dùng kế nghi binh, lừa địch
`-` Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
`+` Triệt để tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên ở vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa mai phục quân địch.
`+` Dùng kế nghi binh, lừa địch
`+` Biết chọn và chớp thời cơ địch suy yếu để tiến hành phản công.
`-` Kháng chiến chống Tống Thời Lý
`+` Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống đẩy quân Tống vào thế bị động.
`+` Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.
`+ `Phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân.
`+` Dựa vào phòng tuyến Như Nguyệt để đánh phòng ngự; chớp thời cơ quân Tống suy yếu để tiến hành tổng phản công
`+` Đánh vào tâm lí địch: chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh nhằm tránh tổn thất, hi sinh xương máu cho cả hai bên; khéo léo giữ được mối quan hệ trong bang giao với nhà Tống sau này.
`-` Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần Trước'
`+` Chủ động rút quân rời kinh thành Thăng Long về hậu phương để bảo toàn lực lượng, tổ chức cuộc kháng chiến lâu dài và chờ thời cơ phản công địch.
`+` Tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, phát huy sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh nhân dân
`+` Thực hiện kế sách “Thanh dã” và tổ chức đánh đoàn thuyền chở lương thực của giặc, làm cho giặc không có lương thực, lâm vào cảnh khốn đốn, tạo nên thời cơ thuận lợi cho quân ta tiến hành cuộc phản công.
`+` Tạo dựng được thế trận cho trận đánh mang tính quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng, trận đánh đã đập tan hoàn ý chí xâm lược của địch và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
`+` Nghệ thuật đoàn kết toàn dân thông qua Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng đã phản ánh sách lược khôn khéo về nghệ thuật quân sự của nhà Trần.
`-` Kháng chiến chống Xiêm và Thanh
`+` Triệt để tận dụng các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
`+` Tạm thời lui binh, chọn điểm tập kết quân thủy - bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công.
`+` Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.
`+` Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.
`@lamtruynguyet`
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK