Trang chủ Tiếng Việt Lớp 3 Tán bàng xòe ra giống như. (cái ô, mái nhà, cái lá).  Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để...
Câu hỏi :

Tán bàng xòe ra giống như…. (cái ô, mái nhà, cái lá). 

Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh.

Những lá bàng mùa đông đỏ như… ……………… (ngọn lửa, ngôi sao, mặt trời)

Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh:

A. Những chú gà con chạy như lăn tròn.
B. Những chú gà con chạy rất nhanh.
C. Những chú gà con chạy tung tăng.

Lời giải 1 :

$#khoanguyen045$ 

`1.` 

`-` Tán bàng xòe ra giống như...

`->` Điền: Tán bàng xòe ra giống như cái ô

`***` Giải thích: 

`+` Loại từ "mái nhà", "cái lá" bởi khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh, các sự vật được so sánh phải có những nét tương đồng với nhau, nhưng hình ảnh "mái nhà" và "cái lá" lại không có đặc điểm tương đồng với "tán bàng". 

`=>` Chọn sự vật được so sánh với "tán bàng" là "cái ô". Bởi hai sự vật này đều có đặc điểm tương đồng đó chính là có hình dáng như mái vòm và có thể che nắng, mưa. 

`2.` 

`-` Những lá bàng mùa đông đỏ như ngọn lửa.

`***` Giải thích: 

`+` Loại từ "ngôi sao", "mặt trời" bởi hai sự vật này không có màu đỏ giống như lá bàng. ( "ngôi sao" có màu vàng; "mặt trời lúc màu vàng, màu trắng) 

`=>` Chọn sự vật được so sánh với "lá bàng mùa đông" là "ngọn lửa". Bởi hai sự vật này đều có đặc điểm tương đồng đó chính là có sắc đỏ giống nhau. 

`3.` 

`->` Chọn: `A.` Những chú gà con chạy như lăn tròn.

`***` Đặc điểm nhận biết câu trên có hình ảnh so sánh: 

`-` Có từ dùng để so sánh: như 

`-` Nội dung, ý nghĩa diễn đạt của câu văn nhằm so sánh nét tương đồng của hai sự vật. ( so sánh "gà con chạy" như "lăn tròn"). 

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

  Câu 1:

Tán bàng xòe ra giống như một cái ô.

Câu 2:

Những lá bàng mùa đông đỏ như ngọn lửa

-Ngôi sao chỉ so sánh về độ sáng, sự lung linh

-Mặt trời dùng để so sánh với sự vật vô cùng rực rỡ

Câu 3:

Câu có hình ảnh so sánh là  Những chú gà con chạy như lăn tròn. (chú gà con chạy- lăn tròn). Được thể hiện qua từ so sánh "như"

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực học tập bắt đầu hình thành nhưng chúng ta vẫn còn ở độ tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy biết cân đối giữa học và chơi, luôn giữ sự hào hứng trong học tập nhé!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK