Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp xúp dưới bóng...
Câu hỏi :

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc ấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. 

a, trong đoạn văn trên tác giả đã miêu tả sự vật vào ?

b, tác giả đã sự dụng biện pháp nào để miêu tả sự vật đó

c, nhờ biện pháp nghệ thuật ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào 

không chép mạng nghi rõ lời  50 điểm

Lời giải 1 :

`a.` Trong đoạn văn trên tác giả đã miêu tả sự vật:

`->` Những chiếc nấm với đủ mọi hình thù, diện mạo sinh động trong khu rừng lụp xụp cây xanh. Chúng được thi sĩ tác phẩm quan sát rất kĩ, sử dụng trí tưởng tượng phong phú để ví von chúng với đủ các hình ảnh thú vị.

`b.`

`->` Biện pháp tu từ: So sánh.

`=>` Thủ pháp nghệ thuật 'So sánh' được thi sĩ tác phẩm ưu ái chọn lọc vào những áng văn của mình bởi sự đặc trưng, sinh động, lý thú của nó. Hình ảnh ''những chiếc nấm'' được tác giả quan sát rất kĩ diện mạo/hình thù và đặt cho nó những phép so sánh thú vị như ''ấm tích''; ''lâu đài kiến trúc tân kì''.. 

`c.` Nhờ biện pháp nghệ thuật So sánh đặc sắc, cảnh vật trở nên:

`->` Sinh động, hấp dẫn; tràn trề sức sống sinh sôi, nhộn nhịp như một thế giới đời thực. Những cây nấm dưới ánh mắt kiêu kỳ của tác giả là những gì mang màu sắc rất ''cổ tích'' nhưng cũng rất thực tế.

Lời giải 2 :

$#khoanguyen045$ 

`a,` 

`-` Trong đoạn văn trên tác giả đã miêu tả những cây nấm dại với đủ hình thù đa dạng, màu sắc rực rỡ khác nhau, từ đó vẽ nên một bức tranh thiên nhiên về một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa vô cùng tươi đẹp, rực rỡ nhưng lại vô cùng nên thơ và cổ kính. 
`b.` 

`-` Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả sự vật đó. 
`***` Một số hình ảnh được tác giả hô biến, dùng phép so sánh lên các sự vật khiến chúng trở nên sinh động hơn như:

`@` So sánh: "lối đầy nấm dại" `-` "thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa" 

`@` So sánh: "mỗi chiếc nấm" `-` "một lâu đài kiến trúc tân kì" 

`@` ....

`c.` 

`-` Nhờ biện pháp nghệ thuật so sánh ấy mà cảnh vật tựa như được thổi hồn vào, làm cho khung cảnh trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn. Người thi sĩ thơ mộng ấy dựa vào khả năng quan sát vô cùng tinh tế, kĩ càng và chi tiết của bản thân mà đã thành công vẽ nên một bức tranh thiên nhiên về một thành phố nấm vô cùng tân kì, thú vị lúp xúp dưới bóng cây thưa. Không chỉ vậy, ngòi bút ấy còn dựa vào phép so sánh để miêu tả chúng như những đền đài, miếu mạo, cung điện nhằm góp phần tạo nên vẻ nên thơ, cổ kính cho cảnh vật. Từ đó, có thể thấy, biện pháp tu từ so sánh góp phần lớn trong việc điểm tô, nhấn nhá cho cảnh vật thêm phần gần gũi, tươi đẹp và sinh động hơn. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK