Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản: (1) Tôi nói em nghe, câu nói ích kỉ nhất trên đời...
Câu hỏi :

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản:

(1) Tôi nói em nghe, câu nói ích kỉ nhất trên đời này chính là "Tôi chỉ muốn tốt cho người, sao người không hiểu?". Vì sao rõ ràng là em chỉ muốn mang lại điều tốt nhất cho người mà em coi trọng, nhưng nó lại trở thành sự ích kỉ? [….]

(2) Thế giới của một người, thế nào là tốt, thế nào là không tốt, thật ra chỉ có bản thân họ mới là người cảm nhận rõ nhất. Ngay cả bản thân em cũng vậy, cuộc sống của em, liệu em sẽ tự lái nó đi theo cách của em muốn hay em sẽ bỏ mặc việc bản thân cảm thấy thế nào rồi để người khác cầm lái cuộc đời em?

(3) Chúng ta đã từng rất nhiều lần nói ra câu "Tôi làm điều này điều kia cũng chỉ vì muốn tốt cho người". Nhưng liệu trong rất nhiều lần như thế, có lần nào chúng ta thật sự hiểu phải làm thế nào mới đủ gọi là tốt cho một người?

(4) Em muốn tốt cho một người, đừng cố gắng đẩy họ đi theo con đường được tô vẽ bởi suy nghĩ của cá nhân em. Đừng buộc người ta phải nhìn vào vấn đề của chính họ bằng đôi mắt của em, giải quyết mọi chuyện bằng cách nhìn nhận của em. Em muốn tốt cho một người, thay vì bảo họ phải làm điều này điều kia, chọn cái này tốt cái kia không tốt, thì hãy chân thành hỏi họ xem, họ nghĩ thế nào, họ thích điều gì, họ muốn chọn cái nào.

(5) Thay vì em biến mình thành kẻ ích kỉ chỉ biết áp đặt mọi thứ lên ai đó, thì hãy để mình trở thành người biết lắng nghe khát vọng, ước mơ và suy nghĩ của họ. Thay vì việc em cố gắng làm ai đó phải thay đổi theo hướng mà em muốn thì hãy ở bên cạnh giúp đỡ họ đi theo con đường của riêng họ, được tô vẽ nên bởi chính họ, đó mới là điều em có thể làm tốt nhất cho người mà em thương.

(6) Cuộc đời này, mỗi người đều có bức tranh cần phải hoàn thiện, và em cũng vậy, người em thương cũng vậy. Hãy để họ hoàn thiện bức tranh cuộc đời họ bằng cây cọ của họ và những màu sắc mà họ muốn. Đừng dùng màu sắc của em, cách cảm nhận của em để vấy màu lên bức tranh của họ.

(Tuổi trẻ của chúng ta sẽ xanh mãi mãi - Jinie Lynk,

                         NXB Văn học, 2023, Tr.17 - 18)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, “em” nên làm gì khi muốn tốt cho một người, thay vì bảo họ phải làm điều này điều kia, chọn cái này tốt cái kia không tốt?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về quan điểm Thế giới của một người, thế nào là tốt, thế nào là không tốt, thật ra chỉ có bản thân họ mới là người cảm nhận rõ nhất?

Câu 4. Từ lời khuyên của tác giả trong câu văn Thay vì em biến mình thành kẻ ích kỉ chỉ biết áp đặt mọi thứ lên ai đó, thì hãy để mình trở thành người biết lắng nghe khát vọng, ước mơ và suy nghĩ của họ, anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân về cách ứng xử với người khác?

Lời giải 1 :

Câu 1:

Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn 1: câu hỏi tu từ "Vì sao rõ ràng là em chỉ muốn mang lại điều tốt nhất cho người mà em coi trọng, nhưng nó lại trở thành sự ích kỉ?"

Câu 2:

Theo tác giả "Em muốn tốt cho một người, thay vì bảo họ phải làm điều này điều kia, chọn cái này tốt cái kia không tốt, thì hãy chân thành hỏi họ xem, họ nghĩ thế nào, họ thích điều gì, họ muốn chọn cái nào."

Câu 3:

Tác giả cho rằng: "Thế giới của một người, thế nào là tốt, thế nào là không tốt, thật ra chỉ có bản thân họ mới là người cảm nhận rõ nhất". Bởi lẽ, mỗi chúng ta sinh ra là một cá thể riêng biệt, sống một cuộc đời riêng biệt, có những việc bạn đã từng trải qua nhưng chưa chắc điều đó đã xảy ra với tôi, thế nên việc đánh giá tốt hay không tốt vốn dĩ đều dựa trên kinh nghiệm và lăng kính chủ quan của mỗi cá nhân. Chúng ta không thể áp đặt quan điểm của mình lên cuộc sống của người khác, và cũng không thể lệ thuộc hoàn toàn ý kiến của nguời khác để quyết định số phận mình, cuộc đời mình mình phải có trách nhiệm chèo lái nó.

Câu 4:

Từ lời khuyên của tác giả trong câu văn "Thay vì em biến mình thành kẻ ích kỉ chỉ biết áp đặt mọi thứ lên ai đó, thì hãy để mình trở thành người biết lắng nghe khát vọng, ước mơ và suy nghĩ của họ", em rút ra bài học cho bản thân rằng: "Khi đưa ra lời khuyên, hãy chỉ nêu lên quan điểm của bản thân, chớ bắt ép, áp đặt suy nghĩ của mình lên bất kì ai khác". Bởi mỗi chúng ta đều có quyền ước mơ, khát vọng, và nói lên tiếng nói của chính mình. Không ai muốn để số phận mình được cầm lái bởi tay kẻ khác. Việc chúng ta khăng khăng quan điểm của mình là đúng, dù vô tình hay cố ý đều không mang lại bất cứ lợi ích nào, mà thậm chí còn gây nên tác dụng ngược: người được khuyên thì cảm thấy không thoải mái, người khuyên thì bị cải cảm xúc hiếu thắng làm cho tiêu cực. Vì vậy, hãy chân thành lắng nghe, tôn trọng câu chuyện riêng của mỗi người để cuộc sống này chan hòa, tốt đẹp hơn.

Lời giải 2 :

Câu 1:

Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản trên là caua hỏi tu từ.
Câu 2:

Theo tác giả, khi muốn tốt cho một người, thay vì bảo họ phải làm điều này điều kia, chọn cái này tốt cái kia không tốt thì "hãy chân thành hỏi họ xem, họ nghĩ thế nào, họ thích điều gì, họ muốn chọn cái nào."
Câu 3:

Quan điểm: "Thế giới của một người, thế nào là tốt, thế nào là không tốt, thật ra chỉ có bản thân họ mới là người cảm nhận rõ nhất" có thể hiểu là mỗi người đều có quan điểm, cảm nhận và mong muốn riêng về những gì tốt hay không tốt cho họ. Không ai khác có thể hiểu và cảm nhận rõ ràng hơn về điều gì là phù hợp và tốt đẹp cho cuộc sống của một người bằng chính bản thân họ.
Câu 4:

Từ lời khuyên của tác giả trong câu văn "Thay vì em biến mình thành kẻ ích kỉ chỉ biết áp đặt mọi thứ lên ai đó, thì hãy để mình trở thành người biết lắng nghe khát vọng, ước mơ và suy nghĩ của họ", bài học rút ra cho bản thân về cách ứng xử với người khác là: Trong giao tiếp và quan hệ với người khác, chúng ta cần tôn trọng quan điểm, mong muốn và ước mơ của họ. Thay vì áp đặt suy nghĩ và quyết định của mình lên người khác, hãy lắng nghe và hỗ trợ họ trong việc thực hiện những điều họ mong muốn. Điều này không chỉ giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà còn giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững hơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK