Trang chủ Lịch Sử Lớp 11 Những kinh nghiệm bài học  từ cuộc cải cách Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc cải...
Câu hỏi :

Những kinh nghiệm bài học  từ cuộc cải cách Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay có bài học kn về

-phát triển kinh tế

-xây dựng nền văn hóa tiên tiến 

Mọi người giúp em phân tích và giải thích chi tiết ý này vs ạ.E cảm ơn, e cần gấp ạ

Lời giải 1 :

° Phát triển kinh tế:

`=>` Lê Thánh Tông đã áp dụng chính sách phát triển kinh tế thông qua việc cải thiện chế độ lộc điền và quân điền, phân phối đất đai công bằng hơn cho tất cả mọi người, từ quý tộc đến những người nghèo nhất.

`->` Bài học: việc phân phối tài nguyên một cách công bằng và hiệu quả có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

° Xây dựng nền văn hóa tiên tiến:

`=>` Lê Thánh Tông cũng được biết đến với việc xây dựng nền văn hóa Nho giáo mang bản sắc dân tộc. Ông đã Việt hoá Nho giáo, khiến nó trở thành một phần hữu cơ của văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy vốn văn hóa dân gian.

`->` Bài học: việc xây dựng và phát triển văn hóa phải gắn liền với bản sắc dân tộc và đồng thời cởi mở với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

° Áp dụng trong cải cách hành chính hiện nay ở Việt Nam bằng cách:

`->` Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế của bộ máy hành chính nhà nước để nó trở nên đồng bộ, hiện đại và hiệu quả hơn.

`->` Đơn giản hóa thủ tục, tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp¹.

`->` Tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

`->` Đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

$@giaitoan1234$

Lời giải 2 :

`+` “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Vì điều này sẽ giúp củng cố khối đoàn kết dân tộc

`+`  “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”. Nghĩa là ai cũng sẽ có tránh nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình nên thực hiện tốt những điều đấy

`+` Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật. Khi có pháp luật thì sẽ có sự công bằng, dựa vào pháp luật để quyết định, không ngẫu hứng quyết định bừa bãi

`+` Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch. Tức là tuyển chọn những người cán bộ, công chức bằng thi cử, họ đạt mới nhận, không đút lót hay nhờ bất kì quan hệ gì

`+` Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.Tức là thường xuyên khảo sát năng lực của cán bộ, nếu cán bộ ngày càng sa sút thì không cho làm nữa

`+` Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK