Trang chủ Lịch Sử Lớp 11 Những kinh nghiệm bài học nào từ cuộc cải cách Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc...
Câu hỏi :

Những kinh nghiệm bài học nào từ cuộc cải cách Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay 

Mọi người giúp e vs ạ, e cần gấp

Lời giải 1 :

`@` Những kinh nghiệm bài học nào từ cuộc cải cách Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay

`-` Cuộc cải cách nhắc nhở hậu thế hoàn cảnh đất nước và quốc tế thay đổi thì phải đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới bộ máy hành chính...

`-` Cải cách, đổi mới việc quản lý hành chính ở mọi lĩnh vực, bộ máy từ trung ương đến địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ, quản lí đất đai lãnh thổ biên giới, đổi mới quản lí giáo dục văn hóa, coi trọng quản lí an ninh quốc gia, xây dựng quân đội mạnh trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay.

`-` Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng

`-` Tăng cường cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục hành chính trong các cơ quan công quyền, giảm bớt các đầu mối, thực hiện cơ chế một cửa nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm tránh sự phiền hà cho nhân dân, nhất là cởi trói cho các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế `-` xã hội.

`-` Tinh giản bộ máy theo hướng gọn nhẹ, đặc biệt xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí có đủ phẩm chất, năng lực, tinh gọn, hiệu quả, trọng dụng nhân tài, giao quyền trách nhiệm đúng người đúng việc, quyền lợi gắn với trách nhiệm, không hoàn thành trách nhiệm thì bị bãi bỏ... gạt bỏ cán bộ lợi dụng chức quyền tham nhũng, cản trở sự phát triển... cần đẩy mạnh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho coogn dân tiếp xúc với cơ quan công quyền trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.

`-` Giảm bớt các thủ tục hành chính trong các cơ quan công quyền, thực hiện cơ chế một cửa nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm tránh sự phiền hà cho nhân dân, cỏi trói cho các doanh nghiệp...

`-` Tăng cường chống tham nhũng để giữ vững kỷ cương, pháp luật và tạo niềm tin trong nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.Xây dựng nền dân chủ XHCN đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân

`-` Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

`-`  Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật

`-` Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch

`-` Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước

`@Lamtruynguyet`

Lời giải 2 :

`-` Thực hiện nguyên tắc "chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng"

`-` Đề cao pháp luật và dùng pháp luật để quản lý nhà nước

`-` Tuyển chọn cán bộ,công chức nhà nước công khai và minh bạch

`-` Kiên quyết đấu tranh phòng,chống tham nhũng

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK