Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 LUYỆN ĐỀ 2 PHẦN I: (7Đ). Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Rồi từ trong nhà, vẫn cái...
Câu hỏi :

Giúp em phần này ạ

image

LUYỆN ĐỀ 2 PHẦN I: (7Đ). Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng

Lời giải 1 :

$#khoanguyen045$

`1.` 

`-` Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Tiếng rao đêm" của tác giả Nguyễn Lê Tín Nhân. 

`2.` 

`-` Đoạn văn trên kể về sự việc một người đàn ông với dáng người cao, gầy, khập khiễng đã dũng cảm lao vào biển lửa để cứu vớt một sinh mạng nhỏ bé đang còn đỏ hỏn. Anh đã không màng tới tính mạng bản thân mà sẵn sàng xả thân để chạy thẳng vào ngôi nhà đang bốc lửa cháy hừng hực chỉ để cứu đứa bé kể cả khi đôi chân đã không còn lành lặn. 

`3.` 

`-` Từ hình ảnh "cái chân gỗ" trong đoạn văn, em không chỉ hình dung ra được đức tính nhân hậu, tinh thần tương thân tương ái và sự tốt bụng đang cháy hừng hực trong con người "ấy" mà còn dễ dàng nhận thấy được sự dũng cảm, mạnh mẽ của người đàn ông. Dù đôi chân không còn lành lặn như trước mà thay vào đó là một chiếc chân gỗ nhưng người đàn ông ấy vẫn không quản nhọc nhằn mà mình đang mang, dù phải chịu biết bao đau đớn, cái chết cận kề bên cạnh vẫn xả thân lao vào đám lửa để cứu đứa bé. 

`4.` 

`-` Em thấy người đàn ông trong đoạn văn là một người tốt bụng, nhân ái nhưng rất mạnh mẽ, anh dũng và có tinh thần quả cảm. Ông ấy quả thực sở hữu hết những đức tính đáng quý của những người chiến binh, người lính dũng cảm đương đầu mới mọi gian khó, thử thách `-` không màng nguy hiểm mà xả thân lao vào biển lửa để cứu người. 

`5.` 

`-` Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống.

`@` Phân tích câu: 

`->` Trạng ngữ: Qua khỏi thềm nhà

`->` Chủ ngữ `1:`  người đó 

`->` Vị ngữ `1:` vừa té quỵ 

`->` Chủ ngữ `2:` một cây rầm

`->` Vị ngữ `2:` sập xuống

`***` Câu văn trên có `2` vế câu. 

`=>` Xét về cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu: Câu ghép 

`6.` 

Người đàn ông trong đoạn trích trên sở hữu những đức tính rất tốt đẹp và cao cả. Ông đã không màng tới sống chết mà anh dũng lao vào biển lửa nóng ran cùng những đám lửa mạnh mẽ hừng hực cháy, có thể nuốt chửng tất cả bất cứ lúc nào nhưng ông vẫn không hề nao núng mà cẩn thận bọc đứa bé vào trong chăn kín mít để tránh bị bỏng, còn bản thân thì nhanh nhẹn chạy vụt ra ngoài. Khi đã kiệt sức và ngã khuỵu xuống, anh vẫn ôm chặt đứa trẻ trong lòng. Quả thực, người đàn ông trong đoạn trích trên là một người vô cùng nhân ái, mạnh mẽ và dũng cảm. Ông ấy là một tấm gương sáng ngời về đức tính dũng cảm và nhân ái để cho mọi người noi theo. 

`@` Trạng ngữ: Khi đã kiệt sức và ngã khuỵu xuống

`@` Từ láy: mạnh mẽ

Lời giải 2 :

`***``color[black][#ngqtrang2202]``***`

 `1``.`

`-` Đoạn văn trên được trích từ `VB` "Tiếng rao đêm" 

`-` Tác giả của tác phẩm "Tiếng rao đêm" là Nguyễn Lê Tín Nhân

`2``.`

`-` Đoạn văn kể về việc: Một người đàn ông dũng cảm đã lao mình vào trong đám cháy để cứu một đứa bé mặc cho tính mạng của bản thân 

`3``.`

`-` Từ hình ảnh "cái chân gỗ" trong đoạn văn, em hình dung ra rằng:

`+` Người đàn ông có một chiếc chân giả làm bằng gỗ với dáng người gầy, lom khom nhưng vẫn anh dũng lao vào đám cháy lớn ở trong nhà để cứu người, mặc kệ bản thân mệt mỏi, mềm nhũn

`+` Từ đó cho thấy tinh thần "Tương thân tương ái", "Lá lành đùm lá rách" của con người, sẵn sàng hi sinh bản thân chỉ vì người khác. Điều đó quả thật là đáng khâm phục, ca ngợi

`4``.`

`-` Nhận xét về người đàn ông được nói đến trong đoạn văn: Anh là một người tốt bụng, nhân hậu, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân vì mọi người. Người đàn ông đó có những phẩm chất, đức tính đáng để ngưỡng mộ, học hỏi

`5``.`

`@` Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống.

`-` Thành phần của câu in đậm

`+` `TN`: Qua khỏi thềm nhà

`_` Vế `1`

`+` `CN1`: người đó

`+` `VN1`: vừa té quỵ

`_` Vế `2`

`+` `CN2`: một cây

`+` `VN2`: rầm sập xuống

`-` Xét về cấu tạo câu ấy thuộc kiểu ghép

`(` Câu ghép được cấu tạo từ `2` cụm chủ vị trở lên `)`

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`-` `CN`: chủ ngữ

`-` `VN`: vị ngữ

`-` `TN`: trạng ngữ

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK