Trang chủ Lịch Sử Lớp 12 Giả thiết: Có Nhà máy dệt A hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung (thời kỳ trước...
Câu hỏi :

Giả thiết: Có Nhà máy dệt A hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung (thời kỳ trước đổi mới) và Nhà máy dệt B hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (thời kỳ đổi mới). Anh (Chị) hãy: - Chỉ rõ sự khác biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 nhà máy trên. Từ đó, rút ra hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Gợi ý: Sự khác biệt về hình thức sở hữu Sự khác biệt về tổ chức quản lý: + Đầu tư trang thiết bị máy móc + Đào tạo, tuyển dụng nhân lực + Nguồn vốn, nguồn nguyên vật liệu... + Trả lương, thưởng cho người lao động... + Sự khác biệt về vấn đề tiêu thụ sản phẩm

Lời giải 1 :

$-$ Nhà máy dệt A (Kế hoạch hóa tập trung):

$+$ Sở hữu nhà nước, hoạt động theo kế hoạch.

$+$ Nhà nước đầu tư, quản lý, phân phối sản phẩm.

$-$ Thiếu hụt động lực, lãng phí, khó đổi mới.

$+$ Nhà máy dệt B (Thị trường định hướng XHCN):

$+$ Sở hữu đa dạng, tự chủ sản xuất kinh doanh.

$+$ Tìm kiếm thị trường, hưởng lợi nhuận.

$+$ Hiệu quả, linh hoạt, thích ứng thị trường.

$-$ Hạn chế cơ chế kế hoạch hóa tập trung `->` thiếu động lực, lãng phí, khó đổi mới.

$@giaitoan1234$

Lời giải 2 :

Đáp án:

hạn chế cơ chế kế hoạch hóa tập trung 

– Đối với kinh tế: Theo thời gian, cơ chế này ngày càng không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Nó làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chính điều này đã làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

– Đối với văn hóa:

Quy luật sàng lọc không phát huy được tác dụng. Số lượng văn nghệ sĩ chuyên nghiệp đến một lúc nào đó sẽ vượt quá tỷ lệ cần thiết so với số dân, đồng thời cũng quá tải so với khả năng cung cấp vật chất của kinh tế đất nước.

Mặt khác, do bị “viên chức hóa”, văn nghệ sĩ không sống chủ yếu bằng sáng tác. Một số người trở thành quan chức đầu ngành, ngoài các quyền lợi của những viên chức cấp cao, nếu vẫn sáng tác, họ còn được mặc nhiên hưởng đặc quyền của lối “khen chê theo chức vụ”, và khả năng quan liêu hóa, xa rời đời sống nhân dân lại nhiều hơn các đồng nghiệp khác. Một số khác, dần dà tỏ rõ không có tài năng đặc biệt, nhưng không bị luật sàng lọc gạt bỏ để chuyển nghề, cho nên rất dễ tìm đến các đề tài nhất thời, cục bộ, dễ chạy theo minh họa cho các chủ trường vốn chỉ có ý nghĩa nhất thời ngắn ngủi, tạo ra một số lượng quá lớn những tác phẩm xoàng xĩnh, nhạt nhẽo, vô thưởng vô phạt, hạ thấp trình độ chung của văn nghệ.

– Đối với xã hội: Sản xuất công – nông nghiệp đình đốn. Lưu thông, phân phối ách tắc. Lạm phát ở mức ba con số. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy. Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ 10 – 15 ngày. Ở nông thôn, vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Tệ nạn xã hội lan rộng. Lòng dân không yên.

 

Giải thích các bước giải:

 

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK