Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu...
Câu hỏi :

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa

Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại

Quê hương ta tất cả vẫn còn đây

Dù người thân đã ngã xuống đất này.

Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy

Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say

Ta run run nắm những bàn tay

Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng

Đây rồi đoạn đường xưa

Nơi ta vẫn thường đi trong mộng

Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưa

Ầu ơ... thương nhớ lắm

Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng.

Như tấm lòng em trong trắng thủy chung

Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông.

(Trích Trở về quê nội – Lê Anh Xuân, NXB Giải phóng 1969)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2.  Xác định hai biện pháp tu từ  được sử dụng trong đoạn:

Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy

Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say

Ta run run nắm những bàn tay

Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng

Câu 3.  Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

Câu 4.  Thông điệp nào sâu sắc nhất đối anh/ chị qua đoạn thơ sau:

Như tấm lòng em trong trắng thủy chung

Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương.

Lời giải 1 :

Câu 1: Thể thơ tự do.

Câu 2: 

Điệp ngữ:

- "Ta": được lặp lại 4 lần trong đoạn trích, tạo nên nhịp điệu thơ dồn dập, thể hiện sự xúc động mãnh liệt của tác giả khi gặp lại những người thân yêu.

- "nhớ": được thể hiện qua hình ảnh "thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng", thể hiện tình cảm tha thiết, sâu nặng của tác giả đối với những người gặp lại.

Nhân hóa:

- "Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say": tác giả nhân hóa bản thân, thể hiện sự say mê, ngây ngất khi gặp lại những người thân yêu.

- "Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng": tác giả nhân hóa "thương nhớ", ví nó như một thứ gì đó nóng bỏng, dồn nén trong tay, thể hiện sự mãnh liệt của tình cảm.

Tác dụng của biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ giúp nhấn mạnh sự xúc động mãnh liệt, niềm vui sướng tột độ của tác giả khi gặp lại những người thân yêu.

- Nhân hóa giúp thể hiện sự say mê, ngây ngất, tình cảm tha thiết, sâu nặng của tác giả đối với những người gặp lại.

Câu 3: 

Qua đoạn thơ, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm yêu quê hương tha thiết, gắn bó, da diết. Khi được trở về quê hương, tác giả cảm nhận được sự gần gũi, thân thương của những hình ảnh quen thuộc, những con người yêu quý. 

Câu 4: 

Thông điệp sâu sắc nhất qua đoạn thơ là:

+ Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người. Quê hương luôn có sức hút mãnh liệt, khiến con người dù đi xa cũng luôn hướng về.

+Quê hương luôn đẹp đẽ, bình yên và thanh thản. Dù thời gian có trôi qua, dù có trải qua bao thăng trầm, quê hương vẫn giữ nguyên vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, gần gũi.

+Cần trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của quê hương. Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người, là nguồn cội của những giá trị văn hóa tốt đẹp. Mỗi người cần ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ vẻ đẹp của quê hương.

Làm văn:

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người. Quê hương có những nét đẹp truyền thống riêng biệt, độc đáo, cần được trân trọng và gìn giữ. Mỗi người cần ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.  hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Chúng ta cần phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, tôn trọng và bảo vệ những di sản văn hóa cổ truyền, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của từng dân tộc.Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của Việt Nam là một trách nhiệm lớn, và cũng là một cơ hội để chúng ta tự hào về bản thân và đất nước. Chỉ có khi chúng ta đề cao và giữ gìn bản sắc văn hóa của mình, chúng ta mới có thể vươn lên thành một dân tộc văn minh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của thế giới.

Lời giải 2 :

`***``color[black][#ngqtrang2202]``***`

`1``.`

`-` Thể thơ của `VB`: Tự do

`2``.`

"Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy

Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say

Ta run run nắm những bàn tay

Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng"

`@` `2` `bpt``t` được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

`-` Điệp ngữ "ta"

`-` Liệt kê những cử chỉ, hành động của "ta" khi gặp lại những người mà "ta" rất yêu thương

`+` Ta nhìn, ngắm, say, run run, nắm những bàn tay

`@` Tác dụng:

`-` Điệp ngữ

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm

`+` Tăng tính nhạc trong câu thơ

`+` Nhấn mạnh tình yêu quê hương tha thiết của tác giả

`-` Liệt kê:

`+` Làm cho câu thơ trở nên ngắn gọn, dễ hiểu

`+` Tăng tính biểu cảm cho bài thơ

`+` Nhấn mạnh tình yêu, sự thương nhớ quê hương của tác giả khi đã phải xa cách nhiều năm

`3``.`

`-` Thái độ, tình cảm của tác giả

`+` Nỗi nhớ thương quê hương da diết sau thời gian dài xa cách, nhớ đến những cảnh vật đã gắn bó với tuổi thơ, những người thân yêu đã ngã xuống đất này..

`+` Khi quay trở về nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ cảm thấy rất bồi hồi, xao xuyến trong lòng

`=>` Từ đó cho thấy tác giả là người rất yêu quê hương của mình

`4``.`

        "Như tấm lòng em trong trắng thủy chung

          Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

          Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm

          Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

          Hoa lục bình tím cả bờ sông."

`-` Thông điệp sâu sắc qua đoạn thơ trên:

`+` Sự nhung nhớ, yêu thương quê hương tha thiết

`+` Nhớ về những cảnh vật đã gắn bó với cả một tuổi thơ, để lại bao nhiêu kí ức khó phai: hình ảnh con sông nhỏ mà ta đã tắm, hoa lục bình màu tím cả dòng sống

        `...`

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK