Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viếtTrong đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường...
Câu hỏi :

 Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết

image

Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viếtTrong đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm viết: Những n

Lời giải 1 :

Nguyễn Khoa Điềm - gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn người đọc boeir cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng, chính luận mà rất trữ tình. Đoan trích Đất Nước thuộc  phần đầu chương v của trường ca Mặt Đường Khát vọng. Trường ca được viết tại chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca để kêu gọi sự thức tỉnh của thanh niên, tuổi trẻ các vùng địch tạm chiếm ở miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, xuống đường, hòa nhịp vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn trích Đất nước đã thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua nhiều phương tiện: Lịch sử, dịa lí, văn hóa. Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Đất Nước của nhân dân, nhân dân là người làm ra đất nước.

Nếu ở nhuwngx phần đầu tác giả nói về lịch sử đất nước cùng lối định nghĩa đất nước bằng thơ theo cách riêng của mình thì bốn mươi bảy dòng thơ tiếp theo, nhà thơ đi sâu vào tư tưởng đất nước của nhân dân trên tất cả các bình diện: không gian địa lý, thời gian lịch sử và văn hóa phong tục của nhân dân. Tư tưởng đất nước của nhân dân được hiện lên qua phương diện địa lý trong cách nhìn độc đáo của tác giả. Một loạt những danh lam thắng cảnh trên đất nước ta hiện ra trước mắt người đọc: Vịnh Hạ Long, những di tích văn hóa như hòn Vọng Phu, núi Bút, non Nghiên; những di tích lịch sử như làng Gióng, đất Tổ.

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu”

Câu thơ gợi ta liên tưởng đến hòn Vọng Phu và câu chuyện về lòng chung thủy, tình yêu của người vợ với chồng. Những vần thơ như gợi nên một nỗi buồnn nơi đáy lòng, của người đàn bà chờ chồng mòn mỏi mà hóa đá. Qua hình ảnh đó, ta thấy được một tâm hồn và sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. Trên mảnh đất Việt Nam có biết bao tảng đá lớn giống như những người đàn bà bồng con chờ chồng. Đó vốn chỉ là một hòn đá vô tri nhưng lại mang vẻ đẹp của đời sống nhân dân ta từ ngàn đời. Bởi nó mang trong mình một linh hồn dân tộc cao quý, tiêu biểu cho đời sống tinh thần của những người đàn bà thương con, yêu chồng, nguyện hóa đá đợi chồng, tượng trưng cho sự thủy chung, tình nghĩa của nhân dân ta. Không chỉ kết tinh nên một hòn Vọng Phu mà đó còn là sự hóa thân thành huyền thoại của hòn Trống Mái:

“Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”

Hòn Trống Mái là một cảnh đẹp ở Sầm Sơn. hòn Trống Mái ở sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Vợ có "nhớ chồng”, cặp vợ chồng có “yêu nhau” thì mới “góp cho Đất Nước”, mới “góp nên” những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái ấy. Tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thủy chung thì Đất Nước mới có tượng hình kì thú ấy.

Không chỉ là sự hòa hợp giữa thiên nhiên và tình yêu đôi lứa, Nguyễn Khoa Điềm còn phát hiện ra nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước ta trong sự hóa thân của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm:

“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại”

Câu thơ được lấy cảm hứng từ truyền thuyết Thánh Gióng. Một cậu bé từ không biết nói trong suốt ba năm đã thốt ra câu nói đầu tiên là xin đi đánh giặc bảo vệ quê hương. Sau khi đánh giặc xong, Thánh Gióng cởi áo giáp sắt rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. Những ao, đầm còn lại ngày hôm nay được cho là dấu tích gót ngựa Thánh Gióng. Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm phải mặn nồng đến nhường nào thì nhân dân ta mới có thể tưởng tượng kỳ diệu đến như vậy về những ao, đầm quen thuộc nơi quê hương.

Một sự hóa thân kỳ diệu nữa được hiện ra, đó là hình ảnh người học trò nghèo hóa thân làm nên núi Bút, non Nghiên:

“Người học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non Nghiên”

Núi Bút, non Nghiên là những ngọn núi đẹp trông như hình cái bút, nghiên mực. Nhân dân ta lấy đặc điểm hình dáng của núi đặt tên thành núi Bút, non Nghiên. Những người học trò xưa thì cái bút, cái mực là một vật dụng vô cùng quan trọng. Vì thế mà qua đó, hình ảnh núi Bút, non Nghiên trở thành biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Việt.

Với niềm tự hào, say sưa với vẻ đẹp đất nước, nhà thơ lại một lần nữa vận dụng sự quan sát tinh tế và khả năng liên tưởng sáng tạo tài hoa:

“Chín mươi chín con voi góp mình dựng nên đất Tổ Hùng Vương”.

Câu thơ được xây dựng dựa trên truyền thuyết về đất tổ Vua Hùng. Chín mươi chín con voi là chín mươi chín ngọn núi bao quanh núi Hi Cương, nơi có đền thờ các Vua Hùng. Thực chất, chín chín con voi là tượng trưng của lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân suốt bốn nghìn năm. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hàng năm không thể quên được ngày tháng lịch sử mùng mười tháng ba:

“Hàng năm ăn đâu, làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

Nhà thơ mở rộng hết khả năng sáng tạo và hình dung những dòng sông hiền hòa, xanh thẳm, chảy qua các làng mạc, xứ sở như Cửu Long Giang là sự hóa thân của những con rồng im lặng, thân thương: “Những con rồng nằm in góp dòng sông xanh thẳm”. Ngay cả những con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh: “Con có, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Nhà thơ nhìn tất cả những thứ gần gũi, giản dị, thân thuộc nhất trong đời sống nhân dân vào hình tượng Đất Nước lớn lao.

“Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

Những đóng góp thầm lặng của nhân dân đã được đặt tên cho sông núi: ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, bà Điểm,... Cảnh núi sông hội tụ lấp lánh qua những vần thơ đẹp, soi bóng tâm hồn nhân dân và những cuộc đời vô danh, càng thấm thía một điều bình dị rằng nhân dân đã làm nên đất nước. Mọi danh lam thắng cảnh chỉ thực sự mang ý nghĩa cao cả và lấp lánh dòng máu tự hào dân tộc khi được cảm nhận qua đời sống tâm hồn của nhân dân:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình một ao ước một lối sống ông cha”

Tất cả như hiện ra trước mắt Nguyễn Khoa Điềm, đó là những ruộng đồng, gò bãi đều do sự hóa thân của nhân dân mà thành. Và sự hóa thân ấy là sự hóa thân của nhân dân suốt 4000 năm lịch sử:

“Ôi đất nước sau 4000 năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta....”

Thán từ "ôi" và dấu ba chấm cuối đoạn thơ diễn tả sự xúc động sâu sắc, chân thành và niềm tự hào về chiều dài xa xăm bất tận của đất nước của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử bốn nghìn năm dựng nước của dân tộc. Câu thơ "những cuộc đời đã hóa núi sông ta" vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Chính nhân dân đã sống và cống hiến như một huyền thoại làm nên hình sông, dáng núi suốt dọc chiều dài lịch sử đất nước của chúng ta.

Đất nước là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận trữ tình và chất suy tưởng mang đến những giá trị tư tưởng đặc sắc cho tác phẩm. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng linh hoạt chất liệu dân gian, đưa vào những yếu tố văn hóa đậm nét, nổi bật để thể hiện những cảm nhận độc đáo về đất nước.

Qua đó ta thấy được những cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về ta. Đất nước chúng ta hiện lên với những gì gần gũi bình dị nhất, qua những địa hình lịch sử danh lam thắng cảnh, qua những tình yêu tình cảm của con người dành cho nhau từ đó còn bộc lộ một cách rõ nét quan điểm sâu sắc của tác giả: Đất Nước của nhân dân, nhân dân là người làm ra đất nước. 

Từnhững cảm nhận hết sức bình dị, gần gũi nhưng vô cùng mới mẻ cùng với việc sử dụng thành công, kết hợp nhuần nhuyễn các chất liệu văn học, những nét văn hóa dân gian truyền thống, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một quan điểm sâu sắc, một cái nhìn mới mẻ về chủ đề Đất Nước – chủ đề bao trùm xuyên suốt trong tiến trình văn học Việt Nam. Quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mang một dấu ấn riêng biệt của sự trải nghiệm, của những chiêm nghiệm, triết lí, suy tư, từ đó đem đến một cảm nhận, cách khám phá quê hương đất nước trong cái nhìn toàn vẹn hơn, nổi bật hơn cả là tư tưởng cốt lõi về nhân dân: “Đất Nước của nhân dân” và nhân dân chính là người đã tạo dựng, đi qua những giao lao vất vả đã làm nên chiến công rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó còn nhắc nhở tới thế trẻ ngày hãy luôn cố gắng hết mình chăm chỉ rèn luyện, phát huy để đất nước ngày càng phát triển vững mạnh hơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK