Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi...
Câu hỏi :

Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá

Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Trong nhiều trường hợp, hai điều này thường không đi cùng nhau.

Việc tỏ ra mình là người luôn đúng - nghĩa là người khác sai - sẽ đẩy chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng minh (hay bảo vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý, nhiều người tin rằng việc đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác điều chỉnh họ và học hỏi thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai.

Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình. Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

Câu 1: Vì sao con người luôn muốn người khác lắng nghe và được công nhận?

Câu 2: Từ suy ngẫm của tác giả anh/chị rút ra thông điệp gì?

Lời giải 1 :

Đáp án :

Câu 1 : Vì con người đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình.

Câu 2 :

Từ suy ngẫm của tác giả, thông điệp là : Hãy biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác ; biết hạ cái tôi xuống khi to giọng cãi lí với quan điểm đúng của mình ; không lảnh tránh, im lặng khi có người lên tiếng phản đối lại ý kiến mình đưa ra bởi họ cần sự giải đáp và luận cứ của ý kiến ấy ; Mỗi ý kiến và quan điểm đưa ra để thảo luận một vấn đề thì chính chúng ta phải suy xét, nhìn thấu mọi khía cạnh của vấn đề , lắp ghép chúng sao cho phù hợp vào từng phương diện có thể đề cập đến ; hãy biết tôn trọng cái đúng phản bác cái sai khi nói đến ý kiến lẫn quan điểm của mình ; không mang thói quen phản bác lại ý kiến của người khác mà hãy đặt mình vào vấn đề để giải quyết rõ thắc mắc mà ý kiến của hai bên đặt ra.

`@tnt`

Lời giải 2 :

1. Vì con người đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm hay phản đối ý kiến. Và con người luôn muốn người khác lắng nghe và được công nhận

2. Thông điệp mà em rút ra được đó chính là hãy học cách lắng nghe và tôn trọng người khác. Chúng ta hãy làm cho người khác cảm nhận được họ là người được công nhận và có giá trị. Đồng thời, chúng ta đừng bao giờ luôn cố gắng chứng minh quan điểm của bản thân mình là đúng, người khác là sai nếu như việc đó không thực sự cần thiết. Vì việc làm này sẽ chẳng đem lại lợi ích gì mà chỉ khiến ta cảm thấy căng thẳng thêm mà thôi. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK