Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Cả nhà đi học...
Câu hỏi :

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Cả nhà đi học
Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...
Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.
                                                                       (Cao Xuân Sơn)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (1,0 điểm)
Câu 2: Tìm và ghi lại câu cảm thán có trong bài thơ? (1,0 điểm)
Câu 3: Trong bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?

Lời giải 1 :

Câu 1 : 

- Thể thơ : Lục bát 

Câu 2 : 

- Câu cảm thán trong bài thơ : 

+ Cả nhà đi học vui thay ! 

*) Câu cảm thán hay Câu cảm là Câu được đùng để bộc lộ cảm xúc của con người về một sự vật , sự việc , hiện tượng đời sống nào đó . 

+ Đầu câu hay có : Ôi , Chao , Chà , ....

+ Cuối câu hay có : quá , lắm , thật , ................ Đặc biệt có dấu chấm than '' ! ''

Câu 3 : 

⇒ BPTT : Điệp ngữ 

+ Hèn chi .. ( 2 lần ) 

→ T/d : 

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt . 

+ Làm cho chất thơ thêm phần dí dỏm , đáng yêu . Khi con đi học , bố mẹ cũng như được đi học . Con bị điểm kém , con buồn , bố mẹ cũng buồn lây . Con được điểm mười , con vui , cả nhà như là được tận ba điểm mười . Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp điệp ngữu nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của bài thơ . Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đặc sắc ấy đã khiến cho bài thơ thêm chút dễ thương , mềm mại nhưng vẫn cuốn hút người đọc qua từng con chữ . Tuy bài thơ không quá hay nhưng lại mang tính nhịp điệu , hài hòa và dễ thu hút người đọc . 

_________________$\color{orange}{\text{Meoow~}}$________________________________

Lời giải 2 :

$#khoanguyen045$ 

Câu `1:` 

`-` Bài thơ trên được viết theo thể thơ: Lục bát 

Câu `2:` 

`-` Câu cảm thán có trong bài thơ là: 

`+` Cả nhà đi học, vui thay! 

`@` Dấu hiệu nhận biết: 

`->` Cuối câu có dấu chấm than `(!)` 

`->` Nội dung câu văn nhằm bộc lộ cảm xúc vui vẻ của cả nhà khi đi học 

`->` Có từ ngữ bộc lộ cảm xúc: thay 

`***` Câu cảm hay còn gọi là câu cảm thán, là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói về một vấn đề nào đó. 

Câu `3:` 

`@` Trích `4` câu thơ cuối: 

Cả nhà đi học, vui thay!

Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà

Hèn chi mười điểm hôm qua

Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

`->` Trong bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc ( Điệp cấu trúc câu: hèn chi) 

`***` $\textit{ Tác dụng:}$ 

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự diễn đạt cho câu thơ

`+` Tạo nhịp điệu cho câu thơ 

`+` Góp phần làm nên sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản, từ đó tạo sự lôi cuốn, cuốn hút người đọc hơn 

`+` Làm nổi bật cảm xúc của người con khi nhận ra cả nhà ai cũng đi học giống như bản thân: khi con có một con điểm kém, cả nhà cũng như nhận các con điểm kém giống con, còn khi con nhận được điểm mười thì cả nhà cũng như thể nhận được ba con điểm mười. 

`+` Góp phần thể hiện rõ sự phấn khích, vui vẻ và hân hoan của người con khi biết cả nhà đều đi học

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK