Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Cảm nhận đoạn trích dưới đây để làm rõ số phận bất hạnh của nhân vật mị từ đó nhận...
Câu hỏi :

Cảm nhận đoạn trích dưới đây để làm rõ số phận bất hạnh của nhân vật mị từ đó nhận xét giá trị hiện thực mà tác giả tố cáo trong đoạn trích

image

Cảm nhận đoạn trích dưới đây để làm rõ số phận bất hạnh của nhân vật mị từ đó nhận xét giá trị hiện thực mà tác giả tố cáo trong đoạn tríchChụp ảnh bằng Galaxy

Lời giải 1 :

Bạn tham khảo nhé :

Giá trị hiện thực là bức tranh đời sống hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm của mình. Đó là bức tranh đời chân thực nhất được người nghệ sĩ cải biến đưa vào trang văn của mình, từ đó phản ánh lên những sự thực ở đời đến người đọc. Tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó được đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau.

Tô Hoài đã đưa những giá trị hiện thực, tham nhập vào cuộc sống của những người lao động Tây Bắc qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Ông thể hiện sự thấm nhuần được suy nghĩ, cảm nhận xuất phát từ tấm lòng thiện lương của con người nơi đây, thấu hiểu được nỗi đau đớn, tủi cực đang ngày đêm day dứt, trăn trở, thông qua ngòi bút và vốn hiểu biết, Tô Hoài đã xây dựng một cốt truyện cùng các tuyến nhân vật Mị, A Phủ,… như một bức tranh sự thật, tiếng nói chung của đại đa số quần chúng đương thời, là bản cáo trạng đối với những thói hư tật xấu và là tiếng lòng thổn thức của những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội.

Giá trị hiện thực của truyện ngắn được gột tả qua cuộc sống bi kịch của người dân lao động miền núi, điển hình là hình tượng nhân vật Mị và A Phủ. Truyện ngắn kể về Mị là một cô gái xinh đẹp, hiền lành, chăm chỉ, hiếu thảo với bố mẹ nhưng trở thành món nợ truyền đời truyền kiếp của cha mẹ Mị, với những yêu cầu quá quắt của phong tục miền núi khiến Mị mất đi tự do, trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Ở đó, cảm xúc của cô như bị chai lì và khao khát tự do, biến thành một con người lầm lũi như con rùa trong xó cửa. Gọi là con dâu, nhưng lại là kiếp con dâu gạt nợ, chẳng khác gì một con ở không công đến suốt đời suốt kiếp cho nhà thống lí, không được ngơi nghỉ. Mị thậm chí còn bị đày đọa về tinh thần. Bởi bản thân Mị và A Sử vốn không có tình cảm với nhau, Mị phải gánh chịu nhiều giày vò mà vẫn phải ở với nhau. A Sử đối với Mị chẳng khác gì chủ nhà với con ở, bị đánh đạp và đối xử tàn nhẫn, dã man. Cuộc sống của Mị bị vây trong một căn buồng tối có duy nhất một ô cửa bé bằng bàn tay mà "lúc nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng" chẳng rõ ngày hay đêm. Khổ, bị áp bức, bị bóc lột nhưng Mị không dám bỏ trốn, bởi Mị đã bị chúng nó đem đi cúng trình ma. Một cô gái trẻ trung mất dần sức sống, trở thành cô gái bất hạnh bị chà đạp. Mị đã bị tha hóa, thay đổi, trở thành nô lệ. Tuyệt vọng nghĩ rồi cô sẽ sống ở căn phòng tối tăm này cho đến chết thì thôi, chứ không còn một mối thoát nào khác. Cuộc sống của Mị ở nhà thống lý là điển hình, khái quát toàn bộ khó khăn, khổ đau mà nhân dân lao động miền Bắc phải chịu trước Cách mạng tháng Tám. Tác giả đã mượn nhân vật Mị để làm nổi bật lên hiện thực cay đắng, tủi nhục của những người dân hiền lành, chất phác phải chịu đựng.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK