Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Mn giúp gấp với ạ nhận xét tình cảm của nhà thơ tố hữu với việt bắc qua đoạn 5...
Câu hỏi :

Mn giúp gấp với ạ

nhận xét tình cảm của nhà thơ tố hữu với việt bắc qua đoạn 5 bài việt bắc

 "Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa..."

Lời giải 1 :

     Việt bắc - Thủ đô kháng chiến ,một mảnh đất thân thương, với mơ nở trắng rừng, đã trở thành quê hương của biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Vì nó đã in hằng chứng tích về một thời kì  vàng son trong lịch sử.Vì vậy khi nhắc về vùng đất này, không biết bao nhiêu văn, nghệ sĩ đã không kìm nén nổi cảm xúc mà bật thành ý thơ, tiếng nhạc. Bài thơ Việt Bắc của Nhà Thơ Tố Hữu là một trong những tác phẩm như vậy. Việt Bắc đã ghi lại cuộc chia tay trọng đại trong lịch sử sau một sự kiện của dân tộc, Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng sau hiệp định giơnevơ. Và nổi bật trong bài thơ là tình nghĩa cách mạng son sắt, thủy chung giữa đồng bào chiến khu, người dân Việt Bắc thông qua những câu thơ dạt dào cảm xúc và đầy nghệ thuật

      Tố Hữu được mệnh danh là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đối với ông, chặng đường thơ phải gắn liền với các giai đoạn đấu tranh cách mạng của đất nước. Điều đó khiến cho thơ của ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình - chính trị đậm nét. Là tác phẩm thể hiện rõ nét nhất phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, tác phẩm " Việt Bắc " không chỉ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu mà còn là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của thời kì kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến, là căn cứ địa vững chắc nhất của cách mạng Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 10/1954 cơ quan Trung ương của Đảng và Chinh Phủ đã rời căn cứ địa cách mạng để trở về Hà Nội. Đó cũng chính là cảm hứng sáng tác để Tố Hữu sáng tác nên bài thơ " Việt Bắc "  Bao trùm bài thơ là cảm hứng ngợi ca nghĩa tình cách mạng thủy chung, son sắt  giữa đồng bào chiến khu với cán bộ kháng chiến, quân với dân, miền ngược với miền xuôi.. Bằng cách sử dụng một cách sáng tạo, khéo léo lối đối đáp đậm đà nghĩa tình trong ca dao " mình - ta "  đã thể hiện tình cảm của nhà thơ Tố Hữu với Việt bắc : nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến. Đoạn trích sau nằm trong cấu tứ ấy :

  "  Nhớ gì như nhớ người yêu 

  ................................

Chày đêm nện cối đều đều suối xa... " 

       " Nhớ gì như nhớ người yêu " Nỗi nhớ của người ra đi được miêu tả như nỗi nhớ trong tình yêu: Đó là nỗi nhớ mãnh liệt, da diết. Từ nỗi nhớ da diết, hình ảnh Việt Bắc lại ùa về trong tâm trí của người ra đi với những nét đẹp riêng: " Trăng lên đầu núi " , " nắng chiều lưng nương " cùng với những tên gọi, địa danh cụ thể : " Ngòi Thia " , " Sông Đáy " ,.... 

       Điệp từ " nhớ từng "  trong câu thơ 

     " Nhớ từng bản khói cùng sương

         ..............................

        Nhớ từng rừng nứa bờ tre .."

lặp đi lặp lại càng làm cho nỗi nhớ thêm da diết. Trong kí ức của người ra đi còn in dấu khoảng khắc thời gian ( trăng đầu núi, chiều lưng nương ), từng khoảng không gian của mảnh đất thân thương này ( " nhớ từng rừng nứa.... vơi đầy " ) 

     Nếu các câu thơ trên là nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc thì những câu sau là nỗi nhớ da diết và sâu đậm về con người, ân tình Việt Bắc : bình thường, giản dị, mà ân nghĩa thủy chung: 

     " Ta đi, ta nhớ những ngày

          .................

       Chày đêm nện cối đều đều suối xa..."

Hai câu thở mở đầu đã thể hiện ta đã cùng mình trải qua những thăng trầm, trải qua bao gian khó, bao buồn vui, ngọt bùi cay đắng..... nên đã thấu hiểu, đồng cảm nhau. Từ đây ta và mình đã mãi mãi trở thành tri kỉ. 

       Điều đó còn được thể hiện thật sâu sắc của ý thơ: 

         " Thương nhau, chia củ sắn lùi

          Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. " 

   Trong nỗi nhớ của người cán bộ, người dân Việt Bắc hiện lên chân thật và đầy xúc động với hình ảnh :   " Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

            Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. " 

 Hình ảnh trên làm cho người đọc liên tưởng đến thiên nhiên Việt Bắc vô cùng khắc nghiệt. Nắng thì đến cháy cả lưng, mà rét thì như cắt da cắt thịt. Mà người mẹ vẫn " bẻ từng bắp ngô " để đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đó là những ân tình không thể nào quên trong kí ức người ra đi. 

       4 câu thơ tiếp theo là những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Việt Bắc. Đó là kỉ niệm với những lớp bình dân học vụ, những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng, những ngày tháng công tác ở cơ quan, gian nan nhưng vẫn lạc quan, đầy ắp yêu thương và tiếng hát, tiếng ca vang dội cả núi rừng 

     "    Nhớ sao lớp học i tờ

      Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan 

         Nhớ sao ngày tháng cơ quan

      Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo...."

  Hai dòng thơ cuối của đoạn trích là cảnh vật Việt Bắc với nét đẹp vào buổi chiều và đêm tối, hiện lên một cách sống động tha thiết trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi: 

           "  Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

           Chày đêm nện cối đều đều suối xa..."

  Với giọng thơ tha thiết tựa như tiếng hát ân tình thủy chung, Nhà thơ trữ tình chính trị Tố Hữu đã đưa người đọc vào thế giới của những câu ca nghĩa tình nơi Việt Bắc. Thông qua đó, chúng ta lại càng hiểu thấu hơn về những năm tháng gian khó, vất vả của cán bộ kháng chiến và tấm lòng của người dân Việt Bắc. Để từ đó chúng ta càng thêm trân trọng những cống hiến, hi sinh của thế hệ đi trước. Đồng thời, hiểu rõ hơn về vai trò của bản thân trong thời bình ngày nay. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK