Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 GIÚP MÌNH VỚI ẠAA Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ...
Câu hỏi :

GIÚP MÌNH VỚI ẠAA
Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi  để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?
( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)
Câu 1: Nêu 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người vơi đi phiền muộn?
Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về nhận xét: "Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều"?
Câu 4: Anh chị có đồng tình với ý kiến: " Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?" Vì sao?

Lời giải 1 :

`color{#ffd0d0}{h}color{#ffdada}{o}color{#ffebd6}{n}color{#fff7e1}{g}color{#e6ffdd}{p}color{#d6f9ff}{h}color{#f0eaff}{u}color{#e9e0ff}{c}color{#ffe8f2}`

Câu `1`: Nêu `2` phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

`->` PTBĐC: Nghị luận kết hợp với miêu tả

Câu `2`: Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người vơi đi phiền muộn?

`->`  Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. `=>` Có người để chia sẻ, có người lắng nghe ta

Câu `3`: Anh chị hiểu như thế nào về nhận xét: "Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều"?

`->` Đó là sự cảm thông và chia sẻ xuất phát từ mỗi người chúng ta. Chỉ cần chân thành và lắng nghe, ta sẽ giúp đối phương giải tỏa được những uất ức và khúc mắt trong lòng, hoặc đơn giản chỉ là chia sẻ, lắng nghe họ giải tỏa vấn đề của họ.

Câu `4`: Anh chị có đồng tình với ý kiến: " Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?" Vì sao?

`->` Em đồng ý vì đôi khi có nhiều người tuy là lắng nghe nhưng lại nghe cách không tập trung và thậm chí là lơ là hay chỉ thể hiện cho có, lấy lòng, tạo ra vẻ ta đây là người đi giúp đỡ cứu chữa lành cho những tâm hồn vỡ nát, chính vì thế cần phải cố `1` tâm thế sẵn sàng, thật lòng lắng nghe, giúp đỡ.

 

Lời giải 2 :

1. Nghị luận, miêu tả

2. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, một người thân bên cạnh để được chia sẻ, được lắng nghe cũng đủ để vơi đi nhiều phiền muộn

3. Nhận xét này có nghĩa là dù chúng ta không có chuyên môn học thuật về tâm lý trị liệu cho người khác nhưng lòng chân thành, thái độ lắng nghe đúng đắn chắc chắn sẽ giúp đỡ cho người kia rất nhiều. Thái độ lắng nghe chân thành sẽ giúp người được lắng nghe cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn rất nhiều.

4. Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến này. Trước khi chúng ta lắng nghe ai đó, chúng ta cần ở tâm thế một người muốn giúp đỡ người khác. Từ đó, chúng ta sẽ thực sự lắng nghe bằng tình cảm chân thành và đặt sự chân thành, đồng cảm của mình để lắng nghe người khác. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK