Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 Phần II:Đọc văn bản sau và phân tích ĐÚNG - SAI. Câu 34: Đọc đoạn tư liệu sau đây Trống...
Câu hỏi :

Phần II:Đọc văn bản sau và phân tích ĐÚNG - SAI.

Câu 34: Đọc đoạn tư liệu sau đây

Trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ. Hoa văn trên trống khắc họa những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa đương thời. Trống đồng không chỉ là nhạc khi mà còn là biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo,... Trống được dùng trong các lễ hội, nghi lễ tôn giáo và trong chiến đấu. Khi có giặc ngoại xâm, tiếng trống vang lên là lời hiệu triệu nhân dân khắp nơi tụ về chiến đấu. Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt Nam".

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ chân trời sáng tạo, tr.67)

a. Hiện nay, trống đồng Đông Sơn được coi là hiện vật duy nhất chứng minh cho kĩ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ đạt đến đỉnh cao.

b. Thông qua các hoa văn được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn, các nhà sử học thể phục dựng được một phần bức tranh đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

c. Không chỉ dùng trong các lễ nghi tôn giáo, trống đồng Đông Sơn còn là một nhạc cụ phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc trong các dịp lễ tết.

d. Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, đồng thời cũng là biểu tượng duy nhất của văn hóa Việt Nam

Câu 38: Đọc đoạn tư liệu sau đây

Trong thời đại kim khí gắn liền với yêu cầu phát triển nông nghiệp lúa nước, tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến lúc bấy giờ là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi... và phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, các giống loài sinh sôi nảy nở, con lũ cháu đàn... Chính giữa mặt trống đồng Đông Sơn là hình tượng Mặt Trời như ngôi sao nhiều cánh và đan xen gữa các cánh là hình tượng sinh thực khí nam, nữ cách điệu hóa. Trống đồng còn được gọi là trống sấm, trống cầu mưa và trên mặt một số trống có tượng cóc gắn liền với quan niệm cổ truyền con cóc là cậu ông trời".

(Phan Huy Lê, Lịch sử và văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận, NXB giáo dục, 2007, tr.90)

a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

b. Các hình tượng sinh thực khí nam, nữ cách điệu hóa" được in trên mặt trống đồng Đông Sơn chính là biểu hiện của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

c. Tín ngưỡng phồn thực là một trong những tín ngưỡng xuất phát từ nhu cầu phát triển nông nghiệp lúa nước của cư dân Việt cổ.

d. Trống đồng Đông Sơn có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cách bài trí hoa văn trên các trống đồng đều giống hệt như nhau.

Câu 11: Đọc đoạn tư liệu sau:

Điều 5. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, có đoạn: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triên, nghiêm cấm mọi hành vì kì thị, chia rẽ dân tộc"

(Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 10-11)

a) Các dân tộc thiểu số cư trú theo vùng lãnh thổ riêng phân chia theo nhóm ngữ hệ.

b) Mối quan hệ giữa các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

c) Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

d) Việc phân chia lãnh thổ riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tránh được vấn đề xung đột sắc tộc.

Lời giải 1 :

Câu 34: aSai - Trống đồng Đông Sơn không phải là hiện vật duy nhất chứng minh cho kỹ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ

.b Đúng 

 c Đúng

.dSai - Trống đồng Đông Sơn là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt Nam, nhưng không phải là biểu tượng duy nhất.

Câu 38: a Đúng 

 b Đúng

 c Đúng

d.  Sai - Mặc dù trống đồng Đông Sơn có nhiều tên gọi, nhưng không phải tất cả các trống đều có hoa văn giống hệt nhau.

Câu 11: a. Đúng

 b Đúng  Mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam được mô tả là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

c Đúng

d.  Đúng

Lời giải 2 :

Đáp án:

image

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK