Trang chủ Hóa Học Lớp 10 Cho phản ứng hóa học đơn gián: H2(g) + I2(g) 2H|(g) Công thức tính tốc độ của phản ứng thuận...
Câu hỏi :

Cho phản ứng hóa học đơn gián: H2(g) + I2(g) → 2H|(g)

Công thức tính tốc độ của phản ứng thuận trên là v = k.H2.I2. Tốc độ của phản ứng thuận trên sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng áp suất

chung của hệ lên 3 lần?

Lời giải 1 :

Đáp án:

Phương trình phản ứng:

$\rm H_2(g)+I_2(g)\to 2HI(g)$

Tốc độ phản ứng ban đầu:

$\rm v_1=k\cdot C_{H_2}\cdot C_{I_2}$

Khi tăng áp suất chung của hệ lên $3$ lần, đồng nghĩa với nồng độ chung của hệ tăng lên $3$ lần.

Tốc độ phản ứng sau khi điều chỉnh:

$\rm v_2=k\cdot 3\cdot C_{H_2}\cdot 3\cdot C_{I_2}=9v_1$

Vậy khi tăng áp suất chung của hệ lên $3$ lần thì tốc độ phản ứng tăng $9$ lần.

Lời giải 2 :

Đáp án:

 Tăng 9 lần.

Giải thích các bước giải:

              $H_2(g)+I_2(g) \to 2HI(g)$

Tại thời điểm ban đầu:

$v_0=k.[H_2]_0.[I_2]_0$

Tại thời điểm sau khi tăng áp suất chung của hệ lên 3 lần:

$[H_2]_1=3.[H_2]_0;[I_2]_1=3.[I_2]_0$

$v_1=k.[H_2]_1.[I_2]_1=k.3[H_2]_0.3[I_2]_0=9.k.[H_2]_0.[I_2]_0=9.v_0$

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 9 lần khi tăng áp suất chung của hệ lên 3 lần.

Bạn có biết?

Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK