Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 trả lời đúng sai ạ(giải thích càng tốt ạ) Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau.      Vì sao phải viết...
Câu hỏi :

trả lời đúng sai ạ(giải thích càng tốt ạ)

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau.

     “Vì sao phải viết quốc sử. Vì sử chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với Mặt Trời, Mặt Trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử”

( Bài tựa sách Đại Việt sử kí tục biên của Phạm Công Trứ)

  1. Đoạn trích cho ta thấy chức năng, nhiệm vụ của Sử học vô cùng lớn lao trong việc ghi chép lại lịchsử của một quốc gia, một dân tộc.
  2. Đó là nhiệm vụ của lịch sử phải ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, làm bài học đế răn đe đe hậu thế.
  3. Đoạn trích trên là lời bình của Phạm công chứ về một tác phẩm văn học.
  4. Đoạn trích trên là nhìn nhận của Phạm Công Chứ về chức năng và nhiệm cụ của sử học.

 Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây :

Kỉ nguyên văn minh Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước..."

(Phan Huy Lê, Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 409)

  1. Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai sau văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  2. Là thời kì phát triển của chế độ phong kiến với những thành tựu về Văn hóa.
  3. Đoạn trích cho thấy Đại Việt là giai đoạn nước ta đất nước yên bình, không bị ngoại xâm dòm ngó.
  4. Văn Minh Đại Việt là một nền văn minh tiến bộ với sự tiếp thu các thành tựu bên ngoài.

Câu 3. Cho bảng sự kiện tóm tắt về cơ sở kinh tế, xã hội của văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Yếu tố

Nội Dung chính

Cơ sở kinh tế

- Nghề nông nghiệp trồng lúa nước là cơ sở chính, cư dân Việt cổ còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.

- Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa

 

Cơ sở xã hội

- Thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn.

- Từ đó xuất hiện phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

- Đồng thời, quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ và thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

 

 

  1. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh trồng lúa mì.
  2. Thời phùng nguyên của nền văn minh Văn Lang Âu lạc có sự phân hóa về giai cấp do có sự dư thừa về của cải.
  3. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc vẫn sử dụng đồ đá.
  4. Thời kì Văn Lang – Âu Lạc phân hóa thành 3 bộ phận xã hội.

Câu 4: Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946 khẳng định:

“ Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo”

(Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946,

1959,1980,1992, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.6)

  1. Hiến pháp thể hiện sự mong muốn không phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
  2. Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
  3. Thể hiện sự hợp nhất, nhân dân cùng đồng lòng, dù là già, trẻ hay nam, nữ.
  4. Thể hiện ý nghĩa của sự đoàn kết.

Lời giải 1 :

` Câu 1:`  

`a, `Đoạn trích cho ta thấy chức năng, nhiệm vụ của Sử học vô cùng lớn lao trong việc ghi chép lại lịch sử của một quốc gia, một dân tộc.

 `\text{ ⇒}` Đúng 

`+` Đoạn trích đã nêu lên chức năng của Sử học là ghi chép lại sử liệu của một đời và nhiệm vụ là giáo dục và nêu gương. 

`b, `Đó là nhiệm vụ của lịch sử phải ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, làm bài học để răn đe đe hậu thế.

 `\text{ ⇒}` Đúng

`c, `Đoạn trích trên là lời bình của Phạm Công Chứ về một tác phẩm văn học.

 `\text{ ⇒}` Sai

`+` Đoạn trích trên là được trích từ Đại Việt sử kí tục biên , không thuộc một tác phẩm văn học. 

`d, `Đoạn trích trên là nhìn nhận của Phạm Công Chứ về chức năng và nhiệm vụ của sử học. 

 `\text{ ⇒}` Đúng

`+`  Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với Mặt Trời, Mặt Trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn. 

`Câu 2:`

`a, `Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai sau văn minh Văn Lang Âu Lạc.

 `\text{ ⇒}`  Đúng 

`b, `Là thời kì phát triển của chế độ phong kiến với những thành tựu về văn hóa.

  `\text{ ⇒}` Sai

`+` Với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước

`c, `Đoạn trích cho thấy Đại Việt là giai đoạn nước ta đất nước yên bình, không bị ngoại xâm dòm ngó.

 `\text{ ⇒ }` Sai

`+` Đoạn trích cho thấy Đại Việt là 1 quốc gia có điều kiện phát triển , từ đó đất nước bị ngoại xâm dòm ngó. 

`d, `Văn Minh Đại Việt là một nền văn minh tiến bộ với sự tiếp thu các thành tựu bên ngoài.

 `\text{ ⇒}` Đúng

 `+` Bên cạnh thành tựu bản địa , văn minh Đại Việt còn tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài làm đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. 

`Câu 3:`

`a, `Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh trồng lúa mì.

 `\text{ ⇒}` Sai

`+` Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh  nông nghiệp trồng lúa nước 

`b, `Thời phùng nguyên của nền văn minh Văn Lang Âu lạc có sự phân hóa về giai cấp do có sự dư thừa về của cải.

 `\text{ ⇒}` Đúng 

`+` Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất , tạo nhiều của cải dư thừa , từ đó xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội

`c, `Văn minh Văn Lang - Âu Lạc vẫn sử dụng đồ đá.

 `\text{ ⇒}` Sai

`+` Văn minh Văn Lang - Âu Lạc sử dụng đồ làm bằng đồng , gốm. ... 

`d, `Thời kì Văn Lang Âu Lạc phân hóa thành 3 bộ phận xã hội.

 `\text{ ⇒} ` Đúng

`+` Phân hóa thành 3 tầng lớp : Quý tộc , nông dân tự do , nô tì. 

`Câu 4: `Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946 khẳng định:

 Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo

(Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946,

1959,1980,1992, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.6)

`a, `Hiến pháp thể hiện sự mong muốn không phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

 `\text{ ⇒}` Đúng

`+`Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946 khẳng định:Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo . 

`+` Không phân biệt giữa các vùng miền , dân tộc

`b, `Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.

 `\text{ ⇒}` Đúng

`+`Đây là đặc điểm cơ bản của Hiến Pháp năm 1946.

`c, `Thể hiện sự hợp nhất, nhân dân cùng đồng lòng, dù là già, trẻ hay nam, nữ.

 `\text{ ⇒}` Sai

`+` Không thể hiện sự hợp nhất

`d, `Thể hiện ý nghĩa của sự đoàn kết.

 `\text{ ⇒}` Sai

`+` Thể hiện đặc điểm của HP năm 1946 , 1 trong 3 nguyên tắc cơ bản là: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo . Không thể hiện ý nghĩa của sự đoàn kết. 

Lời giải 2 :

Câu 1. Coi hình 

Câu 2

-Văn minh Đại Việt có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh phát triển rực rỡ.

- Văn minh Đại Việt đạt được những thành tựu tực rỡ trên lĩnh vực phát triển kinh tế:

+ Nông nghiệp: các triều đại đều đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp; kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ; cư dân du nhập và cải tạo những giống cây trồng từ bên ngoài…

Thủ công nghiệp: trong các làng xã, đã xuất hiện một số làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công trình độ cao; các xưởng thủ công của nhà nước chuyền sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình…

+ Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

- Trong quá trình phát triển, văn minh Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: tôn giáo - tín ngưỡng; giáo dục - khoa cử; chữ viết - văn học; nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật.

- Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.

Câu 3.

* Thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội, nhà nước của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc:

- Người Việt quần tụ trong xóm làng (chiềng, chạ, mường, bản,…) gồm nhiều gia đình hoặc dòng họ,

- Cư dân cùng nhau trị thủy, khai hoang và làm nông nghiệp

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ), tổ chức nhà nước còn đơn giản.

- Nhà nước Âu Lạc ra đời vào năm 208 TCN, kế thừa bộ máy hành chính nhà nước có từ thời Hùng Vương.

- Các đơn vị hành chính không có nhiều thay đổi so với thời kỳ Văn Lang.

Câu 4.

Đoạn trích trên từ Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946 khẳng định tầm quan trọng của sự đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, giới tính, giai cấp và tôn giáo. Điều này thể hiện tinh thần công bằng, bình đẳng và đoàn kết trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người cùng phát triển và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Điều này cũng thể hiện cam kết của quốc gia trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân, không phân biệt bất kỳ tiêu chí nào.

#$PAN3308$#

image

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK