Trang chủ Công Nghệ Lớp 10 Câu 57. Phân biệt sâu hại, bệnh hại? Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết?...
Câu hỏi :

cứu với mai thi rồi :((

image

Câu 57. Phân biệt sâu hại, bệnh hại? Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết? Hãy giải thích vì sao phòng trừ sâu hại, bệnh hại lại giúp cho cây tr

Lời giải 1 :

Câu 57: 

- Phân biệt sâu, bệnh hại:

+ Sâu hại là các loài côn trùng gây hại trên các bộ phận của cây trồng dẫn đến bị khuyết hoặc thủng trên các bộ phận.

+ Bệnh hại là tình trạng không bình thường về mặt hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lý,... trên cây trồng do nấm, virus, vi khuẩn gây ra.

- Tên một số loại sâu, bệnh hại mà em biết:

+ Sâu hại: sâu đục thân, ruồi đục quả, sâu keo, sâu tơ,....

+ Bệnh hại: bệnh thán thư, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh vàng lá (trên cây ăn quả có múi), bệnh gỉ sắt,....

- Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp cho cây trồng đạt năng suất, chất lượng tốt vì: Sâu, bệnh hại gây ảnh hưởng đến cây trồng, có thể làm cho cây trồng bị yếu và chết. Điều đó dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản bị giảm sút. Chính vì vậy nên khi ta tiêu diệt được sâu, bệnh hại, ta sẽ khắc phục được hậu quả đó.

Câu 58:

- Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt: Là sự thay đổi về tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường (đất, nước, không khí) vượt mức an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vật nuôi và môi trường.

- Một số ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt:

+ Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất khiến đất bạc màu (làm giảm năng suất cây trồng) và khi nó ngấm vào mạch nước ngầm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, vật nuôi.

+ Các hoạt động trồng trọt dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong môi trường đất, nước (như giun, cá, tôm,...) và gây mất cân bằng hệ sinh thái.

+ Khói, bụi từ các hoạt động đốt phần thừa của cây trồng (rơm, rạ,...) trên đồng ruộng sẽ gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong trồng trọt:

+ Hạn chế sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, nếu bắt buộc phải dùng thì phải đảm bảo nguyên tắc đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.

+ Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh để cải tạo đất.

+ Khuyến khích dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thiên địch để dần thay thế thuốc hoá học.

+ Thu gom, xử lý chất thải trồng trọt phù hợp.

Câu 59:

- Trồng trọt công nghệ cao là:

+ Ứng dụng kết hợp những công nghệ tiên tiến để sản xuất nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao trong trồng trọt và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

+ Một số ứng dụng công nghệ cao như công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ IoT,....

- Ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao:

+ Tiết kiệm nước, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Cho năng suất cao và thân thiện với môi trường.

+ Giảm lệ thuộc vào yếu tố thời tiết và khí hậu.

+ Giá thành của sản phẩm thì phù hợp.

Bạn tham khảo!

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát minh, thay đổi, sử dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Hãy đón nhận và phát triển những kiến thức công nghệ để góp phần tạo nên những đổi mới và sáng tạo!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK